Gây tê tủy sống là gì?
Gây tê tủy sống còn được gọi là gây tê dưới nhện là một hình thức gây tê tại chỗ hay tê vùng , bằng việc tiêm thuốc gây tê vào khoang dưới nhện (CFS). Vị trí tiêm thường ở khoảng giữa đốt sống thắt lưng L2 – L3 hoặc L3 – L4, như trong hình 1.
Hình 1: Vị trí gây tê tủy sống
Gây tê tủy sống dùng để làm gì?
Gây tê tủy sống có ưu điểm là thao tác đơn giản, tác dụng nhanh, tỷ lệ thất bại thấp, liều thuốc tối thiểu và giãn cơ rất tốt, đây là kỹ thuật được lựa chọn cho cả mổ chương trình và mổ lấy thai cấp cứu mà gây tê ngoài màng cứng thất bại. Do đó, thường áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các phẫu thuật vùng dưới rốn như phẫu thuật tiết niệu – sinh dục, mổ thoát vị hoặc phẫu thuật thực hiện ở chi dưới.
- Mổ lấy thai.
Gây tê tủy sống tác dụng như thế nào?
Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê nhanh chóng và toàn diện cho phẫu thuật hoặc mổ lấy thai bằng cách phong bế các dây thần kinh tủy sống chi phối cả mô bề mặt và các mô ở sâu. Khi đó, cảm giác đau không được dẫn truyền đến não nên làm giảm nhận thức của não về cơn đau trong khi làm thủ thuật và giúp giảm đau cho bệnh nhân.
Gây tê tủy sống trong khi sinh, phải có nữ hộ sinh hoặc nhân viên y tế được đào tạo theo dõi liên tục trong ít nhất 20 phút sau mỗi liều truyền để ghi nhận mạch,huyết áp của mẹ và tim thai mỗi 5 phút và đánh giá mức độ tê. Ngoài ra, nếu gây tê tủy sống được áp dụng trong các ca phẫu thuật, nên tuân thủ cùng một quy trình theo dõi chặt chẽ hô hấp, mạch và huyết áp.
Các loại thuốc gây tê vùng được sử dụng trong gây tê tủy sống
Một số ví dụ về thuốc gây tê vùng bao gồm bupivacaine hydrochloride, ropivacaine hydrochloride và lignocaine hydrochloride.
Bupivacaine hydrochloride
Bupivacaine là thuốc gây tê vùng giúp ổn định màng tế bào thần kinh và ngăn chặn sự khởi đầu cũng như dẫn truyền các xung thần kinh. Thuốc này rất có hiệu lực, gấp bốn lần so với lignocaine và có tác dụng gây tê nhanh với thời gian tác dụng kéo dài. Bupivacaine thích hợp cho gây tê ngoài màng cứng liên tục.
Ropivacaine hydrochloride
Ropivacaine cũng hoạt động theo cách tương tự như bupivacaine ngoại trừ ropivacaine có cả tác dụng gây tê và giảm đau. Ở liều cao hơn, nó gây tê trong phẫu thuật nhờ ức chế dây thần kinh vận động; trong khi ở liều thấp hơn, nó ức chế dây thần kinh cảm giác, bao gồm cả giảm đau và ức chế vài dây thần kinh vận động.
Lignocaine hydrochloride
Lignocaine có cơ chế tác dụng gây tê tương tự như bupivacaine và ropivacaine.
Một số vấn đề quan trọng đối với gây tê tủy sống.
Trước khi được gây tê vùng bạn phải có đồng thuận với bác sĩ và cung cấp cho bác sĩ, nếu bạn có những vấn đề sau:
- Tiền sử mẩn cảm hoặc dị ứng với bất cứ loại thuốc nào trước đây bao gồm cả thuốc gây tê.
- Viêm hoặc nhiễm trùng cục bộ.
- Biến dạng cột sống hoặc phẫu thuật cột sống trước đó.
- Các rối loạn đông cầm máu.
- Các bệnh tim mạch như suy tim, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp và/hoặc bất kỳ biến chứng tim mạch nào khác.
- Các bệnh lý hệ thần kinh.
- Bệnh lý thần kinh cơ như bệnh nhược cơ.
- Bất kỳ tình trạng y khoa nào khác .
Ngoài ra, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn phải báo cho bác sĩ trước khi làm thủ thuật. Do một số thuốc gây tê có thể tương tác với các loại thuốc khác, dẫn đến các biến chứng không mong muốn thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng.
Biến chứng gây tê tuỷ sống
Gây tê tuỷ sống hầu như an toàn nếu sử dụng với liều thuốc được khuyến cáo. Tuy nhiên, hầu hết các biến chứng liên quan đến kỹ thuật, dẫn đến tình trạng nhiễm độc toàn thân hoặc liên quan đến hiệu quả của gây tê .Một số ví dụ về biến chứng được mô tả ở dưới.
Biến chứng lên hệ thần kinh trung ương
Gây tê vùng , có thể là một nguyên nhân gây co giật cũng có thể là một sự ngẫu nhiên do các nguyên nhân khác trong chuyển dạ. Bác sĩ cần ưu tiên loại trừ các nguyên nhân thường gặp khác gây triệu chứng này như tăng huyết áp, oxytocin gây giữ nước quá nhiều trong cơ thể (một loại hormone do cơ thể mẹ tiết ra khi sinh), cơn động kinh tái phát, hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, nhiễm trùng.
Chiến lược quản lý
Trong trường hợp ngộ độc thuốc tê trên hệ thần kinh trung ương, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
- Duy trì đường thở và đảm bảo độ bão hòa oxy.
- Thông khí nếu cần thiết.
- Đặt nội khí quản nhằm bảo vệ đường thở khỏi nguy cơ hít phải dịch dạ dày.
- Sử dụng thuốc chống co giật thích hợp như diazepam, clonazepam, thiopentone nếu co giật kéo dài.
- Xem xét tất cả các nguyên nhân có thể và tiến hành điều trị theo nguyên nhân.
- Hội chẩn bác sĩ Sản khoa cân nhắc cho sinh ngay
Các biến chứng tim mạch
Các biến chứng tim mạch bởi thường là huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim và ngừng tim.
Quản lý huyết áp thấp
Khi huyết áp giảm đáng kể, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Đo huyết áp bằng tay
- Nâng cao chân
- Đảm bảo cung cấp đủ oxy
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng và truyền dịch nhanh chóng theo chỉ dẫn của bác sĩ gây tê
- Nếu là phụ nữ mang thai, huyết áp của mẹ và nhịp tim thai phải được theo dõi sát. Nếu tình trạng hạ huyết áp vẫn tiếp diễn, ephedrine sulfate sẽ được chỉ định.
Gây tê toàn bộ tủy sống
Gây tê toàn bộ tủy sống (TSA), xảy ra khi vô tình tiêm thuốc sai vị trí, là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. TSA được đặc trưng bởi huyết áp hạ đột ngột, liệt tiến triển nhanh chóng, ngưng thở tạm thời, mất ý thức, đồng tử giãn, và xảy ra trước đó là tình trạng suy hô hấp do một vài dây thần kinh bị phong bế.
Chiến lược quản lý
Bác sĩ và bác sĩ gây tê thực hiện các biện pháp sau:
- Duy trì đường thở, đảm bảo độ bão hòa oxy và đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít phải các dịch tiết.
- Thông khí bằng bóp bóng hoặc mặt nạ
- Bảo vệ đường thở khỏi hít dịch dạ dày bằng cách đặt nội khí quản.
- Điều trị hạ huyết áp bằng thuốc thích hợp như ephedrine…
- Điều trị nhịp tim chậm bằng thuốc thích hợp.
- Mất ý thức và giãn đồng tử cần được giải quyết ngay khi hệ thống hô hấp và tim mạch được hỗ trợ.
- Ở phụ nữ mang thai, cần theo dõi chặt chẽ thai nhi và có thể phải mổ cấp cứu nếu tình trạng suy thai nặng và/hoặc hồi sức khó khăn.
Tắc nghẽn đường hô hấp trên
Các triệu chứng liên quan đến tắc nghẽn đường hô hấp trên là nghẹt mũi và khó thở.
Chiến lược quản lý
Nếu điều đó xảy ra, bác sĩ thực hiện các biện pháp sau:
- Trấn an bệnh nhân và giải thích về những gì đang xảy ra.
- Điều trị hạ huyết áp bằng các loại thuốc thích hợp như ephedrine.
- Điều trị nhịp tim chậm bằng thuốc thích hợp.
- Cho bệnh nhân nằm yên.
- Nếu huyết áp của thai phụ thấp, cho thai phụ ngồi thẳng.
Theo dõi tình trạng thai nhi chặt chẽ.
Đau đầu sau gây tê
Đau đầu sau gây tê là biến chứng thần kinh thường gặp nhất sau khi gây tê qua khoang dưới nhện hoặc tủy sống trong quá trình gây tê tủy sống.
Đau đầu thường xảy ra 12 đến 36 giờ sau khi sinh. Đây là loại đau đầu có đặc điểm điển hình với đau nhói vùng trán, và có thể xảy ra ở những vị trí khác như đầu và cổ, giảm đau khi nằm trên mặt phẳng cho thấy cơn đau một phần phụ thuộc vào tư thế.
Chiến lược quản lí
Bác sĩ của bạn sẽ tư vấn cho bạn các nguy cơ tiềm ẩn và phương pháp điều trị cũng như theo dõi bạn thường xuyên. Loại đau dầu này thường sớm tự biến mất, tuy nhiên nếu đau đầu tái phát, hãy làm theo như sau:
- Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nước và thuốc giảm đau đều đặn cũng như nghỉ ngơi tại giường.
- Bác sĩ sẽ khuyên bạn sẽ thực hiện bài kiểm tra thần kinh để loại trừ những nguyên nhân đau đầu khác.
- Nếu bạn buồn nôn và nôn thì nên được truyền dịch theo đường tĩnh mạch.
- Caffeine đường uống để điều trị đau đầu sau chọc thủng màng cứng nên được cân nhắc.
- Phẫu thuật dưới rốn như phẫu thuật tiết niệu – sinh dục
Những trường hợp gây tê tủy sống
- Phẫu thuật dưới rốn như phẫu thuật tiết niệu – sinh dục
- Các phẫu thuật phục hồi thoát vị hoặc những phẫu thuật ở chi dưới.
- Đau trong khi sinh hoặc sinh mổ.
Tài liệu tham khảo
https://healthengine.com.au/info/spinal-anaesthesia