Bài 32 – Em bé nhỏ và em bé to

(4.08) - 69 đánh giá

Một em bé chào đời đủ ngày đủ tháng, cân nặng đạt chuẩn có lẽ là mong ước hàng đầu của mọi bà mẹ. Và…cuộc sống chưa bao giờ suôn sẻ cho tất cả, một số em bé lại phát triển “theo ý mà chúng nó muốn”. Đứa thì nhỏ xíu, đứa lại to quá to. Cả hai trường hợp này đều không tốt như nhau, đều có thể gây ra cho mẹ và con nhiều vấn đề về sức khoẻ.

Rất không may là chúng ta khó mà chẩn đoán mọi việc liên quan đến cái sự nhỏ – to của thai nhi chỉ tại một thời điểm, chỉ qua một lần khám hay một xét nghiệm chuyên biệt nào đó. Nghĩa là những gì liên quan đến sự phát triển của bé là cả một quá trình thăm khám, theo dõi, đo đạc và…một ngày nào đó, bác sĩ nói rằng…

Em bé nhỏ xíu nhỏ xiu!!!

  • Bé nhỏ xíu được hiểu là khi cân nặng bé nhỏ hơn những bé cùng tuổi thai ở một mức nhất định nào đó. Cân nặng thai nhi không chỉ đơn giản để đánh giá bé lớn bằng mấy em bé khác hay không, mà chủ yếu là ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển trong bụng mẹ, và kể cả giai đoạn sau khi bé chào đời. Nếu bác sĩ nói “thai nhỏ so với tuổi thai” nghĩa là em bé nhỏ hơn 9 em bé khác trong số 10 em bé cùng tuổi thai, nhưng sức khoẻ chưa có gì đe doạ trong thời điểm hiện tại. Nếu bác sĩ nói “thai chậm tăng trưởng trong tử cung” nghĩa là bé quá nhỏ và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống. Nếu nghĩ một cách tiêu cực, mấy em bé này buộc phải được giám sát kỹ càng, có thể mắc bệnh nào đó không hề đơn giản, có thể chưa kịp chào đời…Nếu nghĩ một cách tích cực, một số ít trường hợp lại “bình an vô sự”.
  • Nguyên nhân:
    • Thường liên quan đến bệnh lý của mẹ như cao huyết áp, bệnh thận, tiểu đường, bệnh tim, và một số bệnh lý di truyền. Bên cạnh đó, nguy cơ thai chậm tăng trưởng có thể đến từ việc điều trị, do thuốc mà mẹ buộc phải sử dụng như thuốc điều trị cao huyết áp. Ít gặp hơn là do mẹ nhiễm một số virus trong thai kỳ như thuỷ đậu, rubella…
    • Nguyên nhân đến từ chế độ dinh dưỡng hay lối sống không lành mạnh của mẹ thường hay được nghĩ đến đầu tiên, nhưng thật ra mẹ ăn ít đến mức con suy dinh dưỡng chắc bây giờ hiếm gặp! Lối sống không lành mạnh ở đây muốn đề cập là hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất gây nghiện như heroin, cocain. Tất cả đều là những yếu tố đẩy nguy cơ thai chậm tăng trưởng lên gấp nhiều lần.
    • Nhóm nguyên nhân còn lại do chính bản thân bé, như bé bất thường nhiễm sắc thể số 13, 18…
  • Chẩn đoán: việc theo dõi và chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào siêu âm. Ngoài việc đánh giá cân nặng, sự tăng trưởng, bé sẽ được đo đạc một số mạch máu nhất định trong cơ thể, cộng thêm đo tim thai – cử động thai, bác sĩ sẽ đánh giá xem bé có “khoẻ” không, có gì đe doạ sự sống không. Việc này hoàn toàn là chuyên môn nên bạn đừng cất công tìm hiểu. Chỉ cần khám thai đúng lịch hẹn (có thể khám nhiều hơn các bà mẹ khác, lịch khám dày hơn) và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ theo dõi.
  • Điều trị như thế nào:
    • Về phía bác sĩ: việc đầu tiên là các bác sĩ sẽ cố gắng tìm kiếm những nguyên nhân có thể (nhớ là có thể và không phải lúc nào cũng tìm ra). Ví dụ như nghi ngờ nguyên nhân bất thường bẩm sinh, bạn có thể phải thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu. Nếu tìm được nguyên nhân, vấn đề sẽ giải quyết được một ít, nghĩa là xem xét những bất thường có thể liên quan, việc điều trị trong và sau sinh. Nếu không, việc theo dõi thai cho bạn sẽ ít nhiều vất vả hơn.
    • Về phía bạn: hãy xem lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mình, nên đa dạng hoá thực phẩm sử dụng, hạn chế làm việc quá sức. Nếu có sử dụng thuốc lá, rượu hay chất gây nghiện, vì sức khoẻ và mạng sống của con, mong bạn dừng lại càng sớm càng tốt. Chuẩn bị tinh thần cho việc phải sanh hay mổ lấy thai sớm hơn dự định, chuẩn bị cho việc chăm sóc một em bé non tháng, yếu ớt cũng như chuẩn bị chi phí cho viện phí và thuốc men sau này.
  • Dự phòng: để giảm nguy cơ thai nhẹ , trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, bạn cần chuẩn bị cho mình sức khoẻ tốt, không quá gầy cũng không quá dư cân; uống bổ sung viên đa sinh tố trước – trong giai đoạn mang thai. Làm sao đó sắp xếp công việc, thời gian ăn uống – nghỉ ngơi thật cân bằng. Nếu đang gặp trục trặc (như chán ăn, stress, có khuynh hướng sử dụng rượu, thuốc an thần…) hãy mạnh dạn nói với bác sĩ của bạn để tìm giải pháp. Dù sao thì mọi việc sẽ giải quyết đỡ phức tạp hơn khi chưa có thai so với khi bạn đang mang thai.

Hẹn bạn “tâm sự” về em bé to sau! Em bé ú nu ú na – thật sự đáng lo hơn nhiều!

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1309492019147379

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

21 lý do nên gặp bác sĩ phụ khoa trước tuổi 21

(30)
Hầu hết những phụ nữ trẻ không cần phải làm xét nghiệm pap trước 21 tuổi, nhưng có ít nhất 21 lý do vì sao bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa trước độ tuổi ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

(64)
Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp ... [xem thêm]

Bài 2: Hành trình mang thai – hành trình kỳ diệu

(76)
Tổng quan Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh trong vòi trứng, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung, làm tổ và phân chia. Mầm sống hình thành trong bạn – ... [xem thêm]

Các xét nghiệm thường quy khi mang thai

(58)
Tại sao nên làm các xét nghiệm khi mang thai? Theo khuyến cáo, tất cả các phụ nữ mang thai nên làm một số xét nghiệm như một phần của việc chăm sóc trước ... [xem thêm]

Các kiến thức cơ bản dành cho cộng đồng về khám vô sinh

(30)
Khám vô sinh là gì? Khám vô sinh bao gồm việc thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân vô sinh. Khi tìm thấy nguyên nhân gây vô sinh, bác ... [xem thêm]

Các phương pháp tránh thai có rào cản: Thuốc diệt tinh trùng, bao cao su, miếng xốp tránh thai, màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung

(22)
Phương pháp tránh thai có rào cản là gì? Các phương pháp tránh thai có rào cản đóng vai trò là rào cản để ngăn tinh trùng của người đàn ông không gặp trứng ... [xem thêm]

Sự triệt sản cho nữ giới và nam giới

(29)
Thế nào là triệt sản? Triệt sản là biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Quy trình triệt sản nữ được gọi là thắt ống dẫn trứng, quy trình triệt sản nam ... [xem thêm]

Du lịch trong thai kỳ

(37)
Thời gian nào tốt nhất để đi du lịch trong thai kỳ? Thời gian tốt nhất để đi du lịch có lẽ là giữa thai kỳ của bạn, trong khoảng tuần thứ 14 đến tuần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN