Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

(3.83) - 64 đánh giá

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp cân bằng lượng đường trong máu của bạn.

Thông thường, hầu hết những gì chúng ta ăn vào sẽ được chuyển thành một chất gọi là glucose. Glucose này sau đó được insulin giúp để mang đến các tế bào của cơ thể. Vì vậy, nếu không sản xuất đủ insulin hoặc insulin không hoạt động bình thường thì glucose không thể vào tế bào được. Thay vào đó, nó cứ ở trong máu và làm cho lượng đường trong máu bỗng nhiên tăng quá cao.

Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Có hai loại bệnh tiểu đường được gọi là tiểu đường loại 1tiểu đường loại 2.

Người bệnh tiểu đường loại 1 cần phải dùng insulin mới sống được vì cơ thể không thể tự tạo ra insulin được hoặc sản xuất insulin rất ít. Trong khi đó, với những người bị tiểu đường loại 2, insulin vẫn được sản xuất đủ nhưng nó không hoạt động bình thường được. Cơ thể trở nên “lờn” với insulin và phải sản xuất thêm nhiều insulin hơn nữa mới đủ để giữ cho mức đường trong máu bình thường. Sau một thời gian, cơ thể không đủ sức duy trì mức insulin cần thiết để giữ được mức đường huyết bình thường nữa, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể do các bệnh khác gây ra hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc.

Những người bệnh tiểu đường loại 2 có thể không cần dùng insulin. Họ có thể kiểm soát lượng đường bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp, dùng thuốc hoặc nhờ cả hai biện pháp trên.

Những yếu tố gì dễ gây tiểu đường?

Bệnh tiểu đường có thể do di truyền hoặc do ảnh hưởng lối sống. Do vậy, bạn nên khám kiểm tra nếu có bất cứ điều nào sau đây:

  • Trên 45 tuổi
  • Thừa cân
  • Gia đình có người bị bệnh tiểu đường
  • Ít vận động
  • Dân tộc: Người Mỹ bản xứ; Châu Á; Tây Ban Nha; Người Mỹ gốc Phi; Thái Bình Dương
  • Từng có lần xét nghiệm đường huyết kết quả bất thuờng
  • Cao huyết áp
  • Hàm lượng cholesterol trong máu cao
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc từng sinh con nặng hơn 9 kg
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Từng được chẩn đoán bệnh lý tim mạch

Người bị tiểu đường có những biểu hiện gì?

Người bệnh tiểu đường có những biểu hiện sau:

Bệnh tiểu đường loại 1

  • Khát nước hoặc đi tiểu liên tục
  • Đói liên tục
  • Giảm cân mà không hề do kiêng ăn hoặc cố gắng giảm cân
  • Mờ mắt mệt mỏi

Bệnh tiểu đường loại 2

  • Bất kỳ triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1
  • Vết loét lâu lành
  • Khô, ngứa da
  • Mất cảm giác hoặc ngứa ran ở bàn chân
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm nấm tái đi tái lại.

Cần phải làm xét nghiệm gì để biết có bị tiểu đường hay không?

Có ba loại xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: là cách dễ nhất và phổ biến nhất để kiểm tra bệnh tiểu đường. Trước khi kiểm tra, bạn phải nhịn đói (không ăn hay uống bất cứ điều gì ngoài uống nước) trong ít nhất 8 giờ và chỉ cần lấy máu 1 lần để kiểm tra.
  • Xét nghiệm đường huyết bất kỳ hay còn gọi thử đường huyết bình thường: nhân viên y tế có thể có thể kiểm tra đường huyết lúc bạn không nhịn đói để sàng lọc bệnh và kiểm tra.
  • Kiểm tra khả năng dung nạp glucose: Trước khi làm xét nghiệm này, bạn phải nhịn đói qua đêm. Trước tiên, bạn sẽ kiểm tra đường huyết lúc đói. Tiếp theo, bạn sẽ uống nước đường, nước này có thể thêm ít vị hoặc hương trái cây để dễ uống. Sau đó, cứ cách vài giờ bác sĩ sẽ lấy máu của bạn để kiểm tra đường huyết.
  • Xem thêm bài viết Khi nào và làm thế nào để kiểm tra đường máu ở người bệnh tiểu đường của BS. Lê Thị Trúc Phương

    Nếu bị tiểu đường mà không điều trị tốt, chuyện gì sẽ xảy ra?

    Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát, về lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau:

    • Bệnh thận có thể dẫn đến cao huyết áp hoặc suy thận
    • Bệnh lý ở mắt, thậm chí có thể gây mù lòa
    • Tổn thương thần kinh và mạch máu ở bàn chân có thể gây đau, tê, nhiễm trùng, thậm chí có thể phải cắt bỏ một ngón chân, bàn chân hoặc chân
    • Hàm lượng Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến đột quỵ và bệnh tim
    • Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng bàng quang hoặc thận, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm và nhiễm trùng da
    • Vấn đề trong thai kỳ
    • Các vấn đề về tuyến giáp

    Phụ nữ đang bị tiểu đường muốn mang thai phải chuẩn bị những gì?

    Nếu bạn bị tiểu đường, việc chuẩn bị trước khi mang thai sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn và cả đứa con tương lai của bạn. Bạn cần lên kế hoạch để gặp bác sĩ trước khi mang thai để thảo luận về những vấn đề sức khỏe cần kiểm tra sắp tới. Bạn nên cố gắng kiểm soát tốt mức đường huyết của bạn một vài tuần trước khi bạn mang thai. Bác sĩ có thể có một vài thay đổi trong thăm khám và điều trị để giúp hạ đường huyết của bạn đến giới hạn bình thường.

    Xem thêm bài viết Lên kế hoạch để chuẩn bị cho thai kỳ khi bạn bị bệnh tiểu đường như thế nào? của Vũ Lương An

    Có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường không?

    Để giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Điều này cũng có thể giúp bạn giảm cân – một phần quan trọng trong quá trình ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Các bước sau đây có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh này:

    • Giữ cân nặng của bạn trong phạm vi bảo đảm sức khỏe. Nhiều bác sĩ sử dụng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) để đánh giá xem cân nặng của bạn có nằm trong khoảng cho phép không.
    • Có một chế độ ăn uống cân bằng để giữ Cholesterol, huyết áp và trọng lượng ở mức khỏe mạnh.
    • Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

    Giải thích thuật ngữ

    • Bệnh tim mạch: Bệnh lý của tim và của mạch máu.
    • Đường: đường hiện diện trong máu và là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.
    • Hormone: chất được sản xuất bởi cơ thể để điều khiển các chức năng của các cơ quan khác nhau.
    • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Là tình trạng cơ thể tăng sản xuất androgen và không rụng trứng

    Tài liệu tham khảo

    http://www.acog.org/Patients/FAQs/Diabetes-and-Women

    Biên dịch - Hiệu đính

    TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Nguyễn Thị Ngọc Nhân
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai

    (78)
    Biên dịch: Ngô Thị Thảo Vy 12 thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai Chắc chắn rằng bạn đã trang bị những kiến thức cơ bản về những việc cần làm ... [xem thêm]

    Các bệnh lí ở âm hộ

    (34)
    Âm hộ là gì? Âm hộ là phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ. Nếp gấp ngoài được gọi là môi lớn và nếp gấp trong được gọi là môi bé. Khi âm hộ ... [xem thêm]

    21 lý do nên gặp bác sĩ phụ khoa trước tuổi 21

    (30)
    Hầu hết những phụ nữ trẻ không cần phải làm xét nghiệm pap trước 21 tuổi, nhưng có ít nhất 21 lý do vì sao bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa trước độ tuổi ... [xem thêm]

    Những vấn đề về sàn chậu

    (69)
    Những vấn đề về sàn chậu là gì? Các cơ quan vùng chậu bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, niệu đạo, ruột non và trực tràng. Các cơ quan này ... [xem thêm]

    Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp: Viên uống, miếng dán và vòng âm đạo

    (90)
    Thế nào là phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp? Viên uống ngừa thai, miếng dán ngừa thai, và vòng ngừa thai âm đạo là những phương pháp ngừa thai nội ... [xem thêm]

    Thuỷ đậu và thai kỳ

    (19)
    Thuỷ đậu, có khi dân gian mình gọi là trái rạ, là một bệnh do nhiễm virus tên là Herpes zoster. Nếu bạn đã từng nhiễm thuỷ đậu, cơ thể bạn sẽ sản xuất ... [xem thêm]

    Giới thiệu về thai lưu

    (81)
    Thai lưu là gì? Thai lưu là thai tử vong sau 24 tuần của thai kỳ. Nếu thai tử vong trước 24 tuần thì được xem như là sẩy thai. Thai lưu khá phổ biến. Có hơn ... [xem thêm]

    Sữa mẹ màu hồng: Nhiễm serratia marcescens

    (63)
    Tóm tắt Đại cương: Sữa mẹ có thể chuyển màu do nhiễm Serratia marcescens – một loại vi khuẩn gây nên một số bệnh (bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN