Những điều cần biết khi mang thai ( đặc biệt dành cho thanh thiếu niên)

(4.4) - 18 đánh giá

Chăm sóc tiền sản là gì?

Chăm sóc tiền sản là chăm sóc sức khỏe trong khi bạn đang mang thai. Điều này bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục và tư vấn. Bạn càng được chăm sóc tiền sản sớm, bạn càng có khả năng có được thai kỳ và em bé khỏe mạnh.

Điều gì có thể xảy ra trong lần khám thai đầu tiên?

Trong lần khám thai đầu tiên, nhân viên y tế sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi. Bạn sẽ được hỏi ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nhân viên y tế sử dụng ngày này để tính xem bạn mang thai bao nhiêu tuần và ước tính khi nào em bé sẽ chào đời (ngày dự sinh). Bạn sẽ được khám tổng quát, có thể bao gồm khám vùng chậu qua ngã âm đạo. Bạn cũng có thể được xét nghiệm nước tiểu và một số xét nghiệm máu. Bạn có thể được kiểm tra một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) .

Các lớp học về sinh nở là gì?

Trong các lớp học về sinh nở, bạn có thể tìm hiểu thêm về việc mang thai, sinh con, cho con bú và làm bố mẹ. Có thể có các lớp học đặc biệt cho thanh thiếu niên mang thai. Ngoài ra còn có các lớp học dạy bạn cách chăm sóc em bé. Bao gồm cách cho bé ăn, mặc tã, tắm cho bé và làm thế nào để bé khỏe mạnh và an toàn. Bạn có thể học hỏi từ các bà mẹ khác, thành viên gia đình hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Những điều nên làm để giúp đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh?

Điều quan trọng là phải ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn nên tránh những thứ có thể gây hại cho thai nhi như rượu, thuốc lá, cần sa và ma túy. Bạn cũng cần nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng.

Tại sao cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh trong thai kỳ?

Việc ăn đúng thực phẩm sẽ tốt cho sức khỏe và giúp thai nhi phát triển. Đây là lúc bạn đảm bảo rằng mình đã chọn các thực phẩm khỏe mạnh. Một chương trình trực tuyến có tên MyPlate (www.choosemyplate.gov) có thể giúp bạn lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống cân bằng. MyPlate giúp bạn dễ dàng nhớ những gì nên ăn trong mỗi bữa ăn. Một nửa khẩu phần ăn nên là trái cây và rau quả. Nửa còn lại nên là ngũ cốc và thực phẩm giàu protein. Bạn cũng cần một lượng nhỏ thực phẩm từ sữa cho mỗi bữa ăn.

Thực phẩm nào nên tránh?

Trong khi bạn đang mang thai, có một số thực phẩm bạn không nên ăn hoặc chỉ ăn với số lượng nhỏ:

  • Nên tránh ăn một số loại cá nấu chín như cá mập, cá nàng đào, cá thu vua và cá kiếm. Bạn nên hạn chế cá ngừ albacore (nhưng không phải “cá ngừ ánh sáng chunk”), khoảng một lượng nhỏ trong tuần. Những loại cá này có thể có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại trong thai kỳ.
  • Caffeine: Caffeine được tìm thấy trong cà phê, trà, sô cô la, nước tăng lực và nước ngọt. Sẽ rất tốt nếu hạn chế lượng caffeine hàng ngày của bạn dưới 200 mg, hàm lượng tương đương trong hai tách cà phê nhỏ.
  • Sushi: cá sống có thể gây hại cho thai kỳ.
  • Sữa chưa tiệt trùng và phô mai. Những thực phẩm này có thể gây ra một bệnh gọi là listeriosis. Tránh các loại phô mai được làm bằng sữa tươi (như feta, queso fresco và bleu).

Nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai?

Số cân tăng lên khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước khi mang thai. Nếu bạn thiếu cân, bạn cần tăng thêm khoảng 18kg. Nếu bạn là một người có cân nặng bình thường, bạn nên tăng khoảng 11-16kg. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, bạn cần tăng dưới 5kg.

Những loại vitamin cần thiết trong thai kỳ?

Một loại vitamin quan trọng cho bà bầu là vitamin B có tên là axit folic (B9). Bổ sung đủ axit folic trước và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh lớn ở não và cột sống của thai nhi. Khi mang thai, bạn nên bổ sung 600 microgam axit folic mỗi ngày. Sắt cũng rất quan trọng và cần bổ sung nhiều hơn trong thai kỳ để góp phần tạo máu đảm bảo cung cấp oxy đến thai nhi.

Làm sao để chắc chắn bạn đang cung cấp đủ các vitamin cần thiết trong thai kỳ?

Cách đơn giản để có được đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ là uống viên vitamin tổng hợp. Có các loại đặc biệt cho phụ nữ mang thai. Trong lần khám thai đầu tiên, hãy cho bác sĩ biết về các loại vitamin khác bạn đang dùng, bạn có thể mang theo lọ thuốc. Dư lượng của một số vitamin có thể gây hại. Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định nên uống thuốc vitamin nào.

Tại sao tập thể dục quan trọng trong khi mang thai?

Tập thể dục có thể giúp cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn, giảm bớt một số khó chịu khi mang thai và giúp bạn mạnh mẽ hơn khi chuyển dạ sinh con. Hầu hết thanh thiếu niên nên tập thể dục 30 phút trở lên mỗi ngày trong tuần. 30 phút không nhất thiết phải thực hiện trong cùng một lần. Ví dụ bạn có thể thực hiện mỗi ngày ba lần với bài tập 10 phút.

Cảm thấy mệt mỏi khi mang thai có tốt không?

Trong giai đoạn sớm và muộn của thai kỳ, bạn thường cảm thấy rất mệt mỏi. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi nhiều trong khi mang thai, cơ thể cần giấc ngủ kéo dài 8,5 – 9,5 giờ mỗi đêm. Lắng nghe cơ thể của bạn, cần nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi. Tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng cường năng lượng.

Nên dùng thuốc trong khi mang thai không?

Một số thanh niên cần dùng thuốc trong khi mang thai cho sức khỏe của họ hoặc cho sức khỏe của thai nhi. Thông báo các loại thuốc đang dùng hoặc mang theo các chai thuốc đến bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin hoặc khoáng chất nào.

Có thể sử dụng rượu, thuốc lá, cần sa hoặc các loại thuốc bất hợp pháp khác nguy cơ gây hại trong thai kỳ không?

Rượu, thuốc lá, cần sa và các loại thuốc khác có thể gây hại cho bà mẹ và em bé. Nếu bạn sử dụng bất kỳ chất nào trong số này, bây giờ là thời điểm tốt để bỏ thuốc. Nếu muốn dừng lại, nhưng không thể, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Họ có thể có cách giúp bạn ngừng thuốc.

Thanh thiếu niên có rủi ro mang thai đặc biệt nào không?

Thai phụ tuổi vị thành niên có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định (như tăng huyết áp hoặc thiếu máu) so với phụ nữ mang thai lớn tuổi hơn. Mang thai ở độ tuổi vị thành niên có nhiều khả năng chuyển dạ quá sớm, được gọi là sinh non. Những rủi ro này lớn hơn đối với trẻ em dưới 15 tuổi hoặc những người không được chăm sóc tiền sản.

Thanh thiếu niên cũng có khả năng mắc STIs (các bệnh lây truyền qua đường tình dục) mà không biết. Nếu quan hệ tình dục khi mang thai, bạn có thể bị mắc STIs. Sử dụng bao cao su có thể giúp ngăn ngừa khả năng mắc hoặc sự lây lan của một số STIs.

Những điều cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ?

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để nuôi con. Sữa mẹ giúp bé chống lại bệnh tật và dị ứng. Nuôi con bằng sữa mẹ tiết kiệm hơn so với bú bình và có thể giúp mẹ trở lại cân nặng trước khi sinh nhanh hơn. Cho con bú được khuyến cáo trong 6 tháng đầu sau sinh, nếu chỉ cho bú trong vài tuần hoặc vài tháng vẫn có lợi ích sức khỏe cho bé.

Khi đi học hoặc đi làm trở lại, bạn vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ. Bạn sẽ cần phải có một máy hút sữa để lấy và lưu trữ sữa. Nơi làm việc hoặc trường học nên có một nơi có thể làm điều này.

Khi nào nên gặp bác sĩ sau khi sinh em bé?

Lên kế hoạch gặp bác sĩ trong vòng 3 tuần đầu sau khi em bé chào đời (giai đoạn sau sinh). Lần này, bác sĩ sẽ đảm bảo bạn khỏe mạnh và tư vấn nhu cầu sức khỏe trong tương lai. Nên lên kế hoạch kiểm tra sau sinh đầy đủ quá 12 tuần sau khi sinh.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.acog.org/Patients/FAQs/Having-a-Baby-Especially-for-Teens
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Phạm Thanh Hoàng - Nguyễn Văn Anh
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

    (78)
    Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi. ... [xem thêm]

    Có thai sau tuổi 35

    (34)
    Tuổi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? Người phụ nữ đạt đỉnh sinh sản quanh tuổi 20. Ở tuổi 30, khả năng sinh sản (khả năng có thai) bắt ... [xem thêm]

    Ba có thương con – thì đừng hút thuốc

    (67)
    Sáng nắng ấm đẹp trời, một bà mẹ mang thai ngồi đút mì cho anh nhóc chừng 2-3 tuổi, ông bố ngồi cạnh mơ màng, nhả thuốc lên trời. Anh mơ gì vậy? Chứ ... [xem thêm]

    Vai trò của Acid Folic trong thai kì

    (31)
    Acid Folic là một “siêu anh hùng” của thai kỳ! Bổ sung acid Folic với liều khuyến cáo 400 micrograms (mcg) trước và trong mang thai có thể giúp phòng ngừa các ... [xem thêm]

    Những dấu hiệu khi chuẩn bị chuyển dạ

    (42)
    Điều gì xảy ra khi chuẩn bị chuyển dạ? Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra (giãn nở). Tử cung, trong đó có cơ, co thắt đều đặn. Khi tử cung co ... [xem thêm]

    Khi thai nhi ngôi mông

    (45)
    Thế nào là ngôi mông? Khoảng 3-4 tuần trước ngày sinh dự kiến, phần lớn thai nhi sẽ xoay đầu xuống dưới gần đường sinh (âm đạo). Nếu điều này không ... [xem thêm]

    Những vấn đề sau sẩy thai

    (60)
    Điều gì xảy ra sau sẩy thai? Sẩy thai có thể gây ra những tác động tâm lý sâu sắc không chỉ đối với sản phụ mà còn đối với gia đình và người thân. ... [xem thêm]

    Tầm soát ung thư cổ tử cung

    (41)
    Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng để phát hiện những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể dẫn tới ung ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN