Siêu âm tim

(4.32) - 53 đánh giá

Tìm hiểu chung

Siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát cách tim đập và bơm máu. Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh từ siêu âm tim để xác định bệnh tim.

Tùy thuộc vào thông tin mà bác sĩ cần, bạn có thể cần thực hiện một trong nhiều loại siêu âm tim. Mỗi loại siêu âm tim có rất ít (nếu có) rủi ro liên quan.

Mục đích của siêu âm tim

Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm bằng sóng âm để quan sát cấu trúc tim và kiểm tra xem tim hoạt động như thế nào. Xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra:

  • Kích thước và hình dạng của tim, kích thước, độ dày và chuyển động của các thành tim
  • Cách tim chuyển động
  • Sức bơm của tim
  • Các van tim có hoạt động bình thường không
  • Có máu rò rỉ ngược qua van tim không (trào ngược)
  • Van tim có bị hẹp không
  • Có một khối u hoặc khối viêm nhiễm xung quanh van tim không

Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng sẽ giúp bác sĩ tìm ra:

  • Các vấn đề với lớp màng ngoài tim
  • Các vấn đề với các mạch máu lớn đi vào và rời khỏi tim
  • Cục máu đông trong các buồng tim
  • Các lỗ bất thường giữa các buồng tim

Khi nào bạn nên cần siêu âm tim?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn siêu âm tim vì nhiều lý do. Ví dụ như họ có thể đã phát hiện ra một bất thường từ các xét nghiệm khác hoặc trong khi nghe tim bằng ống nghe. Nếu bạn có nhịp tim bất thường, bác sĩ có thể muốn kiểm tra van tim, buồng tim hoặc kiểm tra khả năng bơm máu của tim. Bạn cũng cần siêu âm tim nếu bạn có các dấu hiệu của các vấn đề về tim như đau ngực hoặc khó thở.

Thận trọng

Trước khi thực hiện siêu âm tim, bạn cần biết gì?

Siêu âm tim được coi là một thủ thuật an toàn cho hầu hết mọi người. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định.

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện siêu âm tim?

Bạn không cần phải chuẩn bị đặc biệt cho siêu âm tim thông thường. Bạn có thể ăn, uống và uống thuốc như bình thường.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn không ăn trong vài giờ trước nếu bạn làm siêu âm tim gắng sức hoặc siêu âm qua thực quản. Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, hãy cho bác sĩ biết, vì điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định làm siêu âm tim qua thực quản.

Nếu bạn đi bộ trên máy chạy bộ trong khi thực hiện siêu âm tim gắng sức, hãy mang giày thoải mái. Nếu bạn làm siêu âm tim qua thực quản, bạn sẽ không thể lái xe sau đó vì có thể phải uống thuốc an thần. Trước khi bạn được siêu âm tim qua thực quản, hãy chắc chắn sắp xếp người thân đưa bạn về nhà.

Quy trình thực hiện siêu âm tim như thế nào?

Hầu hết các siêu âm tim thường diễn ra ít hơn một giờ, nhưng thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của bạn.

Siêu âm tim có thể được thực hiện tại phòng mạch của bác sĩ hoặc bệnh viện. Bạn sẽ nằm trên giường và kéo áo từ eo lên. Bác sĩ sẽ đính các miếng dán (điện cực) vào cơ thể để giúp phát hiện và theo dõi các dòng điện của tim.

Trong siêu âm tim, bác sĩ sẽ giảm ánh sáng trong phòng để hình ảnh nhìn rõ hơn trên màn hình. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi một loại gel đặc biệt trên ngực bạn để tăng khả năng dẫn truyền sóng âm thanh và loại bỏ không khí giữa da và bộ chuyển đổi (một thiết bị nhỏ bằng nhựa gửi và nhận sóng âm thanh).

Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò qua lại trên ngực và sóng âm thanh tạo ra hình ảnh của tim được ghi lại trên một màn hình quan sát. Bạn có thể nghe thấy tiếng “whoosh”, đó là tiếng máu chảy trong tim được máy siêu âm ghi lại.

Nếu thực hiện siêu âm tim qua thực quản, cổ họng thì bạn sẽ được gây tê với một vòi phun nước hoặc gel giúp cho đầu dò đưa vào thực quản dễ dàng hơn. Bạn có thể được uống thuốc an thần để giúp thư giãn.

Trong khi siêu âm qua ngực, bạn có thể được yêu cầu hít thở theo một cách nhất định hoặc nằm nghiêng qua bên trái. Đôi khi, bộ chuyển đổi cần được giữ cố định trên ngực, điều này có thể làm bạn không thoải mái nhưng nó giúp bác sĩ tạo ra những hình ảnh rõ nhất của tim.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện siêu âm tim?

Thông thường, bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường hàng ngày ngay sau khi siêu âm tim.

Nếu kết quả siêu âm tim là bình thường, bạn không cần thử nghiệm thêm. Nếu kết quả đáng lo ngại, bạn có thể được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tim để kiểm tra thêm.

Điều trị tùy thuộc vào những gì bác sĩ tìm thấy qua khám thực thể, các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể của bạn. Bạn có thể cần siêu âm tim lại trong vài tháng hoặc các xét nghiệm chẩn đoán khác như chụp cắt lớp vi tính (CT) tim mạch hoặc chụp mạch vành.

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Các biến chứng & tác dụng phụ

Bạn có thể gặp các biến chứng nào sau khi siêu âm tim?

Không có rủi ro nào liên quan đến siêu âm tim thông thường qua ngực. Các biến chứng nghiêm trọng như cơn đau tim rất hiếm gặp.

Các tác dụng phụ khi thực hiện siêu âm tim là gì?

Trong siêu âm tim qua ngực, bạn có thể cảm thấy khó chịu khi bác sĩ tháo bỏ băng dính gắn các điện cực đặt trên ngực.

Nếu bạn làm siêu âm tim qua thực quản, cổ họng có thể bị đau trong vài giờ sau đó. Hiếm khi ống siêu âm có thể làm xước bên trong cổ họng. Lượng oxy sẽ được theo dõi trong khi làm xét nghiệm để kiểm tra xem bạn có bất kỳ vấn đề hô hấp nào xảy ra do thuốc an thần không.

Đối với siêu âm tim gắng sức, tập thể dục hoặc dùng thuốc có thể tạm thời gây nhịp tim không đều, không phải do siêu âm tim.

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vỡ xương hốc mắt

(22)
Tìm hiểu chungVỡ xương hốc mắt là gì?Hốc mắt tưởng chừng là một cấu trúc vững chắc, được kết nối bằng bảy xương và tạo ra bốn khu vực khác ... [xem thêm]

U răng

(41)
Tìm hiểu chungU răng là bệnh gì?U răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng ... [xem thêm]

Nhiễm toan

(70)
Tìm hiểu chungNhiễm toan là bệnh gì?Nhiễm toan là tình trạng nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường, xảy ra khi thận và phổi không thể ... [xem thêm]

Lang ben

(18)
Lang ben là tình trạng nhiễm nấm da phổ biến. Vậy lang ben là gì? Làm sao để điều trị lang ben? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.Lang ben là ... [xem thêm]

Bạch cầu cấp

(22)
Tìm hiểu chungBệnh bạch cầu cấp là gì?Bệnh bạch cầu cấp là ung thư mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ thống mạch bạch huyết. Khi bạn bị bệnh bạch ... [xem thêm]

Rối loạn tuần hoàn não

(61)
Tìm hiểu chungBệnh rối loạn tuần hoàn não là gì?Tuần hoàn não là quá trình lưu thông của máu trong não và là yếu tố quan trọng đảm bảo cho chức năng não ... [xem thêm]

Đột quỵ xuất huyết

(99)
Tìm hiểu chungTình trạng đột quỵ xuất huyết là gì?Đột quỵ là tình trạng lượng máu chảy đến phần não bị hạn chế hoặc giảm đáng kể. Các tế bào ... [xem thêm]

Hội chứng Smith-Magenis

(50)
Tìm hiểu chungHội chứng Smith-Magenis là gì?Hội chứng Smith-Magenis (SMS) là một rối loạn phát triển phức tạp ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN