Mụn chẳng chừa một ai, từ những cô bé/cậu bé tuổi dậy thì cho đến người trưởng thành. Mụn nổi trên da đã gây khó khăn cho bạn trong việc điều trị, mụn ẩn càng làm bạn khó chịu hơn. Vậy, mụn ẩn là gì và cách trị mụn ẩn hiệu quả nhất ra sao?
Nguyên nhân hình thành mụn ẩn
Mụn ẩn là loại mụn hình thành và phát triển bên dưới bề mặt da. Mặc dù không thể nhìn thấy nhưng bạn có thể cảm nhận được khối u sần, cứng khi chạm tay vào nốt mụn.
Loại mụn này xuất hiện từ sự kết hợp của bã nhờn (dầu nhờn), vi khuẩn và bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông. Kết quả là một cục u hình thành dưới da bạn mà nhân mụn không trồi lên như những nốt mụn thông thường khác.
Trị mụn ẩn thế nào?
Mụn ẩn dù khó điều trị nhưng không phải không có cách đối phó. Bằng sự kiên trì, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn nó khi áp dụng những cách sau đây:
Không cố gắng nặn mụn bằng mọi giá
Các chuyên gia da liễu thường khuyên bạn không nên tự ý nặn mụn (đối với những nốt mụn đã trồi lên khỏi bề mặt da). Riêng với mụn ẩn, lời khuyên này càng đúng đắn. Mụn ẩn có nhìn thấy đâu mà để bạn dễ dàng nặn. Càng cố gắng nặn, bạn càng gây viêm nhiễm vùng da xung quanh, tăng nguy cơ để lại sẹo thâm.
Xông hơi
Khi nặn mụn không được khuyến khích, có cách khả quan hơn để mụn ẩn “xuất đầu lộ diện”, đó là xông hơi. Liệu pháp này đem lại rất nhiều lợi ích cho da. Đầu tiên, nó giúp làm giảm đau do mụn trứng cá. Tiếp đó, hơi nóng trong quá trình xông hơi làm lỗ chân lông mở ra, mụn ẩn trồi lên nhanh chóng. Cuối cùng, xông hơi còn khiến vi khuẩn và độc tố tự thoát ra khỏi da, cho bạn làn da sáng khỏe và sạch mụn.
Trước khi xông hơi, bạn đừng quên làm sạch da mặt. Nếu không được làm sạch bụi bẩn và cặn mỹ phẩm, chúng sẽ xâm lấn ngược trở lại bên trong khi lỗ chân lông giãn nở, khiến da sinh mụn nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng gel rửa mặt chứa Nano Curcumin từ nghệ vàng, chiết xuất lá Neem và vitamin E giúp làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn.
Dán miếng dán trị mụn
Rất nhiều bạn gái áp dụng cách này để xử lý tình trạng mụn ẩn. Nhờ chứa chất chống mụn như axit salicylic, miếng dán mụn giúp loại bỏ vi khuẩn, bã nhờn và bụi bẩn, đồng thời hút sạch nhân mụn mà không gây tổn thương da.
Bạn có thể dán miếng dán mụn cả ngày, nhưng hãy nhớ thay miếng mới sau 2–4 giờ.
Bôi thuốc kháng sinh trị mụn
Các loại thuốc bôi chứa thành phần là kháng sinh sẽ loại bỏ bất kỳ loại vi khuẩn nào gây ra mụn trứng cá nói chung và mụn ẩn nói riêng. Ngoài ra, chúng còn làm giảm sưng, viêm cũng như ngăn ngừa mụn tái phát.
Các loại kháng sinh phổ biến để trị mụn bao gồm clindamycin và erythromycin. Bạn nên bôi 2 lần/ngày (1 lần đối với làn da nhạy cảm). Trong trường hợp những loại kháng sinh này không đem lại hiệu quả cao, bạn cần dùng thêm một loại thuốc trị mụn khác như benzoyl peroxide.
Sử dụng gel trị mụn chiết xuất từ thiên nhiên, chẳng hạn như tinh bột nghệ, tinh chất hành tây đỏ và lô hội cũng là lựa chọn thông minh. Curcumin dạng nano (có trong tinh bột nghệ) là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, trị mụn, chống viêm; tinh chất hành tây đỏ ngăn ngừa hình thành sẹo lõm còn vitamin E và lô hội giúp dưỡng ẩm, làm sáng da và chống oxy hóa.
Thoa tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là nguyên liệu tự nhiên trị mụn ẩn rất hiệu quả, không thua gì các loại thuốc kháng sinh. Bạn chỉ cần pha loãng nó với nước, thoa lên vùng da bị mụn rồi để qua đêm. Sáng dậy rửa mặt sạch bằng gel rửa mặt dịu nhẹ, mụn ẩn cứng đầu cỡ nào cũng trồi lên hết.
Mật ong nguyên chất cũng rất hữu ích
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn rất hữu hiệu. Nhưng bạn phải đảm bảo loại mật ong bạn dùng là nguyên chất. Nếu chỉ cần pha lẫn bất kỳ tạp chất nào, nó chẳng những không trị được mụn ẩn mà còn gây hại cho da.
Sau khi rửa mặt sạch, bạn dùng tay thoa đều mật ong trên da rồi massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào các tế bào, đặc biệt là vùng da bị mụn ẩn. Áp dụng cách làm này 2–3 lần/tuần sẽ giúp triệt tiêu mụn ẩn nhanh chóng.
Đắp các loại mặt nạ trị mụn ẩn
Một số loại mặt nạ có tác dụng trị mụn ẩn rất hiệu quả, chẳng hạn như mặt nạ lòng trắng trứng, mặt nạ rau diếp cá, mặt nạ trà xanh… Bạn lưu ý chỉ đắp trong vòng 20–30 phút, tối đa 3 lần/tuần.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại: 7 loại mặt nạ trị mụn hiệu quả.