Bromelain

(3.75) - 54 đánh giá

Tên hoạt chất: bromelain

Phân nhóm: các liệu pháp bổ trợ & thực phẩm chức năng

Công dụng của bromelain

Công dụng của bromelain là gì?

Bromelain là một loại enzyme có trong trái dứa. Bromelain được sử dụng để giảm sưng (viêm), đặc biệt là cho mũi và xoang sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Nó cũng được sử dụng để trị bệnh sốt cỏ khô “hay fever”, điều trị bệnh bao gồm sưng và loét (viêm loét đại tràng), loại bỏ mô chết và tổn thương sau khi bị bỏng, ngăn ngừa tích dịch trong phổi (phù phổi), thư giãn cơ, kích thích co thắt cơ, làm chậm đông máu, cải thiện sự hấp thụ thuốc kháng sinh, ngăn ngừa ung thư và giúp cơ thể loại bỏ chất béo.

Bromelain cũng được sử dụng để ngăn ngừa đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục cường độ cao. Việc sử dụng chất này đã được nghiên cứu và bằng chứng cho thấy bromelain không hiệu quả trong việc phòng ngừa đau nhức cơ.

Không có đủ bằng chứng khoa học để xác định liệu bromelain có hiệu quả đối với bất kỳ mục đích sử dụng nào khác không.

Liều dùng & Cách dùng bromelain

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Cách dùng bromelain như thế nào?

Bromelain có thể được mua ở dạng viên nén để uống. Nó cũng có sẵn ở dạng kem để sử dụng tại chỗ. Mặc dù chất này được chiết xuất từ dứa, nhưng ăn dứa hoặc uống nước ép dứa không cung cấp đủ liều lượng bromelain.

Khi sử dụng bromelain, điều quan trọng là bạn cần thảo luận việc sử dụng nó với bác sĩ và thực hiện theo các hướng dẫn.

Bromelain được đo bằng đơn vị tiêu hóa gelatin (GDU) trên mỗi gram. Liều lượng dao động từ 80–400mg mỗi lần, 2–3 lần mỗi ngày. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng bromelain trong bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa hoặc dùng khi đói để giảm viêm.

Tác dụng phụ của bromelain

Bromelain có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Bạn cần thảo luận với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bromelain có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ ở một số người nếu dùng liều cao, bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Chảy máu kinh nguyệt nặng hơn bình thường

Tránh sử dụng bromelain nếu bạn dùng các thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin, pradaxa và những thuốc khác. Bromelain có thể có tác dụng kháng tiểu cầu lên máu, làm tăng khả năng chảy máu quá mức. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn tránh sử dụng bromelain trước và sau phẫu thuật.

Bromelain không nên được sử dụng cho những người dị ứng với dứa hoặc các chất khác có thể gây ra một phản ứng dị ứng, bao gồm:

  • Cỏ phấn hoa
  • Mủ cao su
  • Cần tây
  • Thì là
  • Cà rốt
  • Lúa mì

Bromelain cũng có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc an thần và thuốc chống động kinh.

Thận trọng khi dùng bromelain

Trước khi dùng bromelain, bạn nên lưu ý gì?

Trước khi dùng thuốc bromelain, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Bạn đang gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Mang thai và cho con bú: không đủ thông tin về việc sử dụng bromelain trong khi mang thai và cho con bú. Bạn nên tránh sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú.

Dị ứng: nếu bạn bị dị ứng với dứa, mủ, lúa mì, cần tây, đu đủ, cà rốt, cây thì là, phấn hoa hoặc bất kỳ dị ứng nào khác, hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi uống bromelain.

Phẫu thuật: bromelain có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng bromelain ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác bromelain

Bromelain có thể tương tác với những thuốc nào?

Bromelain có thể tương tác với các loại thuốc hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Các sản phẩm có thể tương tác với bromelain bao gồm:

Amoxicillin (Amoxil, Trimox)

Dùng bromelain có thể làm tăng lượng amoxicillin trong cơ thể. Dùng bromelain cùng với amoxicillin có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của amoxicillin.

Thuốc kháng sinh (kháng sinh Tetracycline)

Dùng bromelain có thể làm tăng lượng kháng sinh mà cơ thể hấp thụ. Dùng bromelain cùng với một số thuốc kháng sinh có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc kháng sinh nhóm tetracycline.

Một số thuốc tetracyclin bao gồm demeclocycline (Declomycin), minocycline (Minocin) và tetracycline (Achromycin).

Thuốc làm chậm đông máu (Thuốc chống đông máu/Thuốc kháng tiểu cầu)

Bromelain có thể làm chậm đông máu. Uống bromelain cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam, những người khác), ibuprofen (Advil, Motrin, những người khác), naproxen (Anaprox, Naprosyn, những người khác), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox) , heparin, warfarin (Coumadin) và những người khác.

Dạng bào chế bromelain

Bromelain có những dạng nào?

Bromelain có dạng bột và dạng viên nang.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Plendil®

(28)
Tên gốc: felodipinePhân nhóm thuốc: điều trị tăng huyết ápTên biệt dược: Plendil®Tác dụngTác dụng của thuốc Plendil® là gì?Plendil® còn gọi là thuốc chẹn ... [xem thêm]

Thuốc Ecosip Ketaprofen®

(98)
Tên gốc: ketoprofenTên biệt dược: Ecosip Ketaprofen®Phân nhóm: thuốc kháng viêm không steroidTác dụngTác dụng của thuốc Ecosip Ketaprofen® là gì?Thuốc Ecosip ... [xem thêm]

Lincomycin hydrochlorid

(100)
Tên gốc: lincomycin hydrochloridPhân nhóm: nhóm kháng sinh lincosamid/kháng sinh chống tụ cầu.Tên biệt dược: Lincocin®, Lincorex®, L-Mycin®, Bactramycin®Tác dụngTác dụng ... [xem thêm]

Alvityl® Comprimé

(21)
Tên gốc: vitamin A, Bi, B2, B5, B6, B8, B12, axit folic, C, D3, E, PP.Tên biệt dược: Alvityl® CompriméPhân nhóm: vitamin và/hay khoáng chấtTác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốt Thoái Vương

(34)
Tên hoạt chất: Cao thiên niên kiện, glycin, MSM, chiết xuất nhũ hương, canxi, magiê, dầu vẹm xanh, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K2Phân nhóm: Thực phẩm chức năng và ... [xem thêm]

Lopril®

(36)
Tên gốc: captoprilPhân nhóm: thuốc ức chế men chuyển angiotensineTên biệt dược: Capoten®, Lopril®Tác dụngTác dụng của thuốc Lopril® là gì?Lopril® có tác dụng ... [xem thêm]

Stavudine

(78)
Tên gốc: stavudinePhân nhóm: thuốc kháng virusTác dụng của stavudineTác dụng của stavudine là gì?Stavudine được sử dụng với các loại thuốc trị HIV khác để ... [xem thêm]

Loratadine

(13)
Loratadine (hay thuốc loratadin) có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin – một chất trung gian trong cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN