Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

(3.57) - 90 đánh giá

So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng gây tử vong.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đề cập đến tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nấm trong một thành phần của hệ tiết niệu, bao gồm:

  • Thận
  • Niệu quản
  • Bàng quang
  • Niệu đạo

Nhiễm trùng tiết niệu là một trong nhiễm trùng thường gặp nhất ở người cao tuổi. Triệu chứng có thể nặng hơn so với người trẻ.

Vậy, bạn đã biết triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi bao gồm những gì, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị chưa? Ngoài ra, làm thế nào để giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh lý này? Hãy để Chúng tôi giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên bằng bài viết dưới đây nhé.

Người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu biểu hiện như thế nào?

Những dấu hiệu dưới đây là các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Tiểu gấp
  • Tiểu nhiều lần
  • Cảm giác nóng rát, đau hoặc khó chịu khi đi tiểu
  • Cảm thấy nặng ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu
  • Nước tiểu đục, đặc hoặc có mùi nồng
  • Sau khi đi tiểu, vẫn còn cảm giác mắc tiểu
  • Sốt
  • Cảm giác đau ở vùng bụng dưới, hông hoặc lưng
  • Máu lẫn trong nước tiểu
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn

Người cao tuổi bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu biểu hiện ra sao?

Theo kết quả từ một số nghiên cứu, bên cạnh những triệu chứng điển hình như trên, người cao tuổi còn có thể có các triệu chứng sau:

  • Lú lẫn
  • Mê sảng
  • Thay đổi hành vi bất thường
  • Lừ đừ

Những thay đổi hành vi liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu thường là:

  • Bồn chồn
  • Gặp ảo giác
  • Có xu hướng xa lánh xã hội
  • Kích động
  • Lú lẫn

Vì sao người cao tuổi có thể bị nhiễm trùng đường tiểu?

Vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào đường tiết niệu là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường tiểu. Phần lớn do vi trùng E. coli, một loại khuẩn cư ngụ trong phân và có khả năng xâm nhập vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo.

Một số chủng vi sinh khác có nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu như staphylococcus, mycoplasma hay chlamydia thường xuất hiện ở những người cao tuổi đang có ống thông tiểu.

Mặt khác, người cao tuổi phải nhập viện dài hạn hoặc ở viện dưỡng lão là đối tượng thường mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu nhất.

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Những yếu tố nguy cơ khiến người cao tuổi mắc bệnh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi bao gồm:

  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Tiếp xúc với nhiều loại vi sinh vật khác nhau ở bệnh viện hoặc viện dưỡng lão
  • Một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như són tiểu
  • Đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
  • Người cao tuổi có ống thông tiểu

Điều quan trọng là khi chăm sóc người cao tuổi, bạn cần sớm nhận thức những yếu tố nguy cơ trên và theo dõi xem liệu có bất kỳ thay đổi về nhận thức hay hành vi liên quan đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra hay không.

Làm thế nào để biết người cao tuổi đang bị nhiễm trùng đường tiểu?

Nếu nghi ngờ người cao tuổi mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mẫu nước tiểu ngay tại chỗ hoặc gửi đến phòng xét nghiệm nước tiểu chuyên sâu.

Nuôi cấy vi sinh trong mẫu nước tiểu cũng có thể xác nhận chủng vi sinh vật gây bệnh.

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng (ASB) cũng tương đối phổ biến ở người lớn tuổi. Vấn đề này mô tả tình trạng vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu nhưng không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng nào.

Các biện pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu cho người cao tuổi

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bằng kháng sinh. Bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng nấm nếu nguyên nhân gây bệnh là nấm.

Điều quan trọng là bạn nên giúp người lớn tuổi dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm theo đúng chỉ định từ bác sĩ, ngay cả khi họ đã cảm thấy khỏe hơn. Mầm bệnh chỉ hoàn toàn biến mất sau khi người bệnh hoàn thành đơn thuốc.

Sử dụng thuốc chống loạn thần

Nếu nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến mê sảng hoặc lú lẫn nặng ở người cao tuổi, bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc chống loạn thần cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết triệt để. Điều này làm giảm bớt cảm xúc đau khổ, kích động cũng như nguy cơ bị thương ở người có các loại triệu chứng tâm thần này.

Kháng sinh tiêm tĩnh mạch dành cho biến chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Nếu bạn không sớm có biện pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc điều trị không hiệu quả, bệnh có nhiều nguy cơ dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe nguy hiểm, bao gồm:

Tổn thương thận

Vi khuẩn gây nhiễm trùng nếu không được giải quyết triệt để có thể lây đến thận và gây tổn thương ở cơ quan này. Nhiễm trùng thận được xem là biến chứng thường thấy của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu)

Nó xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh đã xâm nhập vào hệ máu, từ đó lan khắp cơ thể. Nếu bạn không thể giải quyết kịp thời, sốc nhiễm trùng có nguy cơ sẽ xảy ra và gây tử vong.

Người cao tuổi nên làm gì để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

Hệ miễn dịch kém là yếu tố khiến người cao tuổi dễ dàng mắc nhiều bệnh lý, bao gồm cả nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, đối với họ, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa vô cùng quan trọng.

Một số phương pháp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu xảy ra có thể bao gồm:

  • Uống nhiều nước lọc
  • Hạn chế hoặc tránh xe caffeine và cồn
  • Vệ sinh thật kỹ sau khi đi tiểu
  • Nếu bị són tiểu, hãy thay miếng lót ngay khi nó đã thấm đầy

Một số người cao tuổi có thể không tự thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và cần sự trợ giúp từ người khác. Lúc này, để chăm sóc tốt cho người thân, bạn cần nhận thức cách phòng ngừa cũng như nắm rõ những triệu chứng và dấu hiệu của căn bệnh này.

Thêm vào đó, điều quan trọng là các thành viên trong gia đình cần đảm bảo người cao tuổi nhận được sự chăm sóc đầy đủ, phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bạn biết gì về nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi?
  • Dinh dưỡng cho người cao tuổi: bạn cần phải làm gì?
  • Các biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể ở người cao tuổi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lý do tại sao bạn không thể quên tình yêu đầu tiên

(64)
Tình yêu đầu tiên không chỉ đánh dấu một giai đoạn trái tim bạn biết rung động bởi một ai đó mà còn để lại những cảm xúc ngọt ngào khó quên. Tại sao ... [xem thêm]

Viêm vùng chậu khi mang thai có an toàn cho thai nhi không?

(87)
Mẹ bầu không nên chủ quan nếu phát hiện tình trạng viêm vùng chậu khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.Viêm vùng chậu là một ... [xem thêm]

Khám phá bí quyết đạt cực khoái ở nam giới

(92)
Bạn đang chuẩn bị một đêm hẹn hò lãng mạn với cô ấy? Hãy tìm hiểu về cực khoái ở nam giới để dẫn dắt cuộc yêu cháy bỏng như ý nhé!Cảm giác ... [xem thêm]

12 tư thế yoga giảm mỡ bụng tại nhà giúp lấy lại eo thon

(87)
Bạn đang muốn tìm kiếm vòng eo thon gọn nhưng lại ngại tập gym? Hãy thử thực hiện 12 động tác yoga giảm mỡ bụng tại nhà và sẽ bất ngờ với kết quả ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? 4 nhóm thực phẩm và 2 bài tập tốt cho cột sống

(26)
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ vấn đề gì đó liên quan đến xương cột sống, bên ... [xem thêm]

Các bài tập cardio giảm cân hiệu quả và tốt cho sức khỏe

(47)
Mọi người thường tìm đến những bài tập cardio để tăng cường thêm thể lực cũng như rèn luyện sức khỏe và có một vóc dáng đẹp. Nhưng nếu cứ tập ... [xem thêm]

Bà bầu bị cảm cúm và ho, cần làm gì?

(21)
Bà bầu bị cảm cúm và ho là những tình trạng thường gặp khi mang thai. Thai phụ cần phải trang bị kiến thức để có cách phòng tránh cũng như chữa trị hợp ... [xem thêm]

8 bài tập yoga giúp mẹ bầu sẵn sàng để vượt cạn

(44)
Yoga cho bà bầu là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN