Ngừng tiêm Quinvaxem, đưa 3 vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng

(3.62) - 16 đánh giá

Trong năm 2018, Bộ Y Tế đã có những thay đổi trong việc tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cập nhật trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tiêm vắc xin là vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hiểu rõ các loại vắc xin cần tiêm và lịch trình tiêm chủng chính là cách mà bạn bảo vệ sức khỏe cho con yêu. Dưới đây là những cập nhật về sự thay đổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y Tế mà bạn cần biết.

Thêm 3 loại vắc xin mới

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, 3 loại vắc xin mới sẽ được thêm vào sau khi thực hiện tiêm thí điểm tại một số tỉnh thành. 3 loại vắc xin đó bao gồm:

1. Vắc xin phòng bệnh sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất

Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi – Rubella dưới sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản. Trong tháng 03/2018, vắc xin sởi – Rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất đã được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bước đầu triển khai tại 4 tỉnh. Kết quả cho thấy loại vắc xin này có tính an toàn tương tự như vắc xin sởi – Rubella đã sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2014 – 2016.

Theo đó, từ tháng 04/2018, vắc xin sởi – Rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Vắc xin bại liệt dạng tiêm (IPV)

Từ năm 2000, Việt Nam đã thành công trong việc phòng bệnh bại liệt cho trẻ. Để duy trì thành quả này cùng với việc tiếp tục cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp), Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin dạng tiêm IPV dành cho trẻ 5 tháng tuổi vào chương trình tiêm chủng mở rộng kể từ tháng 08/2018.

3. Vắc xin phối hợp 5 trong 1 mới

Trong nhiều năm qua, vắc xin Quinvaxem (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) đã được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech (Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất loại vắc xin này. Theo dự kiến, lượng vắc xin Quinvaxem còn lại sẽ được sử dụng khoảng đến hết tháng 05/2018 trên toàn quốc. Do đó, Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm thí điểm vắc xin 5 trong 1 mới tại 4 tỉnh. Sau đó, bộ đưa loại vắc xin này vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc vào khoảng cuối quý II năm 2018.

Loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 mới này do Ấn Độ sản xuất, tương tự với Quinvaxem về thành phần và hiệu quả phòng bệnh cũng đạt các tiêu chuẩn về kiểm định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều đáng lưu ý là trước khi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, loại vắc xin này đã được sử dụng tại hơn 40 quốc gia với tổng số trên 400 triệu liều, đạt tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của WHO.

Thêm một số loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm

Việc tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin là cách hữu hiệu và đơn giản nhất mà bạn có thể làm nhằm giúp bé yêu tránh khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Hiện nay, tại Việt Nam, với mục tiêu xóa bỏ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối với trẻ em, chương trình tiêm chủng của Bộ Y tế đã triển khai tiêm các loại vắc xin sau:

1. Vắc xin BCG: Vắc xin phòng bệnh lao cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi trẻ được sinh ra.

2. Vắc xin viêm gan B liều sơ sinh: Vắc xin viêm gan B và cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh.

3. Vắc xin Quinvaxem được tiêm 3 mũi gồm:

  • Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
  • Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
  • Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

4. Vắc xin phòng bại liệt (OPV) giúp phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:

  • Uống liều thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
  • Uống liều thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi.
  • Uống liều thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi.

Từ đầu năm 2016, trẻ 4 tháng tuổi được tiêm thêm một liều vắc xin bại liệt bất hoạt để phòng bệnh.

5. Vắc xin phòng bệnh sởi gồm 2 mũi tiêm:

  • Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.
  • Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Hiện nay, vắc xin phối hợp sởi – Rubella (MR) đã được tiêm thay thế cho vắc xin sởi đơn khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

6. Vắc xin tiêm nhắc phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT) được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng.

7. Vắc xin viêm não Nhật Bản: Trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

  • Mũi thứ 1: khi trẻ được 1 tuổi
  • Mũi thứ 2: cách mũi thứ nhất 2 tuần
  • Mũi thứ 3: cách mũi thứ hai 1 năm.

8. Vắc xin phòng bệnh tả: Dùng cho trẻ trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch. Vắc xin phòng bệnh tả gồm 2 liều uống, liều thứ hai uống sau liều đầu tiên 2 tuần.

Các loại vắc xin cần thiết không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, để giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất, tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ngoài việc tiêm đầy đủ các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phía trên, bạn nên lưu ý cho bé tiêm thêm các loại vắc xin cần thiết khác. Các mũi vắc xin nằm ngoài danh mục tiêm chủng mở rộng được khuyến nghị tiêm ngừa cho trẻ bao gồm:

1. Vắc xin phế cầu: Phòng bệnh viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng… do vi khuẩn Haemophilus Influenzae tuýp b (Hib):

Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi.

Liệu trình 3 + 1 (được khuyến cáo sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu):

  • Liều 1: có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi (nhưng thường sử dụng khi 2 tháng tuổi).
  • Liều thứ 2: cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Liều thứ 3: cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng.

Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ 3 tối thiểu 6 tháng.

Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi

Sử dụng lịch trình 2 liều tiêm 0,5ml.

  • Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Liều nhắc lại (liều thứ 3): được tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi, nhưng phải cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ lớn từ 1 – 5 tuổi

Lịch trình tiêm 2 liều. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng.

2. Vắc xin phòng thủy đậu: Tiêm mũi 1 khi trẻ 12 – 15 tháng, mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6 tuần.

3. Vắc xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR): Tiêm mũi 1 khi trẻ 9 tháng, nhắc lại mũi 2 sau 6 – 12 tháng và mũi 3 tiêm sau 4 năm.

4. Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu: Tiêm 1 mũi, 3 năm sau tiêm nhắc lại hoặc theo chỉ định của bác sĩ khi có dịch bùng phát.

5. Vắc xin viêm não Nhật Bản B: Tiêm 3 mũi khi trẻ trên 12 tháng, mũi 2 cách mũi tiêm đầu tiên 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi đầu tiên 1 năm.

6. Vắc xin phòng cúm:

  • Trẻ từ 6 – 35 tháng tuổi: tiêm 1 liều 0,25ml/mỗi năm.
  • Trẻ trên 35 tháng và người lớn: tiêm 1 liều 0,5ml/mỗi năm.
  • Trẻ dưới 8 tuổi chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng cúm phải tiêm 2 liều. Liều 2 cách liều đầu tiên 1 tháng.

7. Vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Rota gây ra: Loại vắc xin dạng uống gồm 2 liều dành cho trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi.

8. Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A: Tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 6 – 12 tháng.

9. Vắc xin HPV: Phòng bệnh ung thư cổ tử cung, tiêm cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi. Mũi 2 tiêm sau mũi đầu tiên khoảng 2 tháng và mũi 3 tiêm sau mũi 1 khoảng 6 tháng.

10. Vắc xin thương hàn: Tiêm ngừa cho trẻ từ 3 – 10 tuổi, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ dịch bùng phát.

11. Vắc xin uốn ván: Cần tiêm ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 45 tuổi) và tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Bạn nên nắm rõ lịch tiêm ngừa cho trẻ để có thể đưa con đi chích đầy đủ các loại bệnh nhằm bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm nhé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y kho

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm trùng nấm men ở bà mẹ đang cho con bú

(90)
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, núm vú bị nứt khiến bạn đau buốt mỗi khi cho con bú. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng nấm ... [xem thêm]

Linh Tự Đan – Giải pháp điều trị vô sinh hiệu quả cho các cặp vợ chồng

(17)
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ... [xem thêm]

Con bạn nên ăn gì để có đôi mắt sáng khỏe?

(33)
Bắt đầu hình thành những thói quen ăn uống tốt từ khi còn ở độ tuổi thiếu niên sẽ giúp con bạn có được thị lực tốt và có thể giảm nguy cơ mắc ... [xem thêm]

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị chứng bỏng dao cạo

(21)
Cạo râu bằng dao cạo là một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất để loại bỏ phần lông trên mặt và cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài ... [xem thêm]

Kiểm soát tình trạng lạm dụng ma túy amphetamine

(95)
Chúng ta đều biết các chất gây nghiện nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Amphetamine tuy vẫn được phép dùng cho một số ca ... [xem thêm]

Bỏ túi 5 cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ

(15)
Tăng huyết áp đang có xu hướng phát sinh ở người từ 35 tuổi trở xuống. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, bạn nên tìm hiểu một số cách điều trị ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp bạn chạy bộ đúng cách

(65)
Kỹ thuật chạy bộ đúng cách sẽ giúp bạn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe, cảm thấy cơ thể thư giãn, rèn luyện được sức bền lâu hơn và ngăn ngừa ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em

(85)
Tính tình cáu kỉnh thất thường, thường xuyên mệt mỏi hay tiêu chảy được xem là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN