6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em

(4.41) - 85 đánh giá

Tính tình cáu kỉnh thất thường, thường xuyên mệt mỏi hay tiêu chảy được xem là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Trước khi biểu hiệu ra triệu chứng bệnh thì tình trạng thiếu chất dinh dưỡng đã tồn tại bên trong cơ thể của trẻ một thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biểu hiện mà bạn và bác sĩ có thể nhìn thấy để chẩn đoán bệnh trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn 6 dấu hiệu cảnh báo phổ biến cho tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em.

Mệt mỏi không rõ lý do

Mệt mỏi là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu sắt và có thể dẫn đến thiếu máu do lượng tế bào hồng cầu trong máu thấp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, các tình trạng sức khỏe khác như bệnh tim, trầm cảm hay bệnh lý tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ mệt mỏi.

Nếu cảm thấy cơ thể của con bạn xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh cũng như bổ sung các dưỡng chất phù hợp trong trường hợp trẻ bị thiếu máu.

Móng lòng thuyền (móng lõm)

Hình dáng móng tay cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất bên trong cơ thể. Móng lòng thuyền (móng lõm) là trường hợp móng tay có hình dáng như một chiếc muỗng. Khi gặp phải trường hợp này, trẻ có khả năng mắc phải chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Để điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng những viên uống bổ sung chất sắt và ăn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như gan động vật hay những loại hải sản như sò huyết, trai, hàu…

Các vấn đề về miệng

Miệng viêm và lở miệng (chốc miệng) được xem là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin B2 hoặc chứng thiếu sắt. Lưỡi bị sưng tấy có thể là do chứng thiếu sắt hoặc vitamin B2 gây ra. Trong khi đó, việc lượng sắt, kẽm hoặc vitamin B thấp hơn nhu cầu có nguy cơ gây ra hội chứng bỏng rát miệng ở trẻ.

Tiêu chảy

Tiêu chảy mạn tính có thể là dấu hiệu cho chứng kém hấp thu ở trẻ khi các dưỡng chất không được hấp thu đầy đủ vào cơ thể. Tình trạng hấp thu kém có thể xuất hiện do các nguyên nhân như nhiễm trùng, phẫu thuật, chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh Celiac hay bệnh Crohn.

Nếu con của bạn bị tiêu chảy liên tục thì hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời nhé.

Dễ cáu kỉnh

Việc cảm xúc của trẻ thay đổi liên tục và khó đoán, lúc thì cáu kỉnh, lúc thì lãnh đạm có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về tâm lý như trầm cảm. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng cho thấy bé không hấp thu đủ năng lượng cần thiết.

Nếu con của bạn biểu hiện những triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Mất cảm giác thèm ăn

Mất cảm giác thèm ăn mạn tính là một dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy trẻ đang thiếu chất dinh dưỡng. Nếu con của bạn thường xuyên bỏ bữa và không cảm thấy đói, bạn hãy đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Việc tiến hành xét nghiệm máu có khả năng chỉ ra được cơ thể bé đang thiếu chất dinh dưỡng nào để bạn có thể giúp trẻ bổ sung dưỡng chất đó một cách hợp lý.

Với những dấu hiệu cơ bản trên đây, hy vọng bạn sẽ kiểm soát và sớm nhận ra những bất thường trong cơ thể trẻ để có được sự chữa trị kịp thời và đúng đắn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những tác nhân gây tổn hại gan mà bạn không ngờ tới

(37)
Bảo vệ gan khỏi những tổn hại do rượu bia là điều thiết yếu, đặc biệt đối với nam giới uống rượu bia thường xuyên. Thế nhưng, làm sao để duy trì ... [xem thêm]

Sử dụng thuốc khi tập thể dục có thể gây nguy hiểm!

(823)
Dù sử dụng thuốc bất kỳ loại nào thì bạn vẫn phải luôn cẩn thận với các tác dụng phụ. Đặc biệt, nếu bạn đang trong quá trình tập luyện thể thao ... [xem thêm]

Tác nhân hàng đầu làm khởi phát bệnh lý trứng cá đỏ

(99)
Bệnh Rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh về da, gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm ... [xem thêm]

7 điều bạn nên làm trước khi sinh để mẹ tròn con vuông

(17)
Không chỉ quá trình sinh con mà cả quá trình chuẩn bị trước khi sinh về mặt tâm lý, sức khỏe và kiến thức cũng rất quan trọng. Nếu chuẩn bị chu đáo mọi ... [xem thêm]

Căn bệnh ung thư phổi khiến bạn căng thẳng? Tìm đến ngay những giải pháp sau

(77)
Bạn cảm thấy áp lực công việc ngày càng nặng nề? Hãy học cách kiểm soát stress trước khi bạn bị quá tải đến mức chỉ muốn buông bỏ mọi thứ!Khi làm ... [xem thêm]

Bật mí 5 bí kíp giúp bố mẹ dạy con ngoan

(93)
Có cách nào dạy con ngoan ngoãn, biết nghe lời và có ý thức với bản thân cũng như gia đình mà không cần dùng đến bất kỳ hình phạt nào hay không? ... [xem thêm]

Nguy cơ hút thuốc thụ động tiềm ẩn ở mọi nơi

(65)
Chắc hẳn bạn không hề thấy bất ngờ khi nghe đến tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe người hút. Hơn nữa, hít phải khói thuốc, hay còn gọi là hút ... [xem thêm]

Sữa mát tốt cho hệ tiêu hóa của bé cần có thành phần nào?

(18)
Theo quan niệm của dân gian, nguyên nhân khiến một em bé không kháu khỉnh, không bụ bẫm, hay bị táo bón, kém hấp thu là do bé uống “sữa nóng”. Vì thế, khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN