Nhiễm trùng nấm men ở bà mẹ đang cho con bú

(3.89) - 90 đánh giá

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, núm vú bị nứt khiến bạn đau buốt mỗi khi cho con bú. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng nấm men.

Nhiễm trùng nấm men (Candida) xuất hiện do nấm men phát triển quá mức ở các vùng cơ thể ấm, ẩm ướt và tối như vùng núm vú ở phụ nữ đang cho con bú. Nhiễm nấm men khá phổ biến trong thai kỳ vì hàm lượng estrogen cao làm tăng lượng đường, nấm men ăn đường. Khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Phát hiện sớm và điều trị có thể giúp bạn thoát khỏi những phiền toái do nhiễm trùng nấm men.

Nguyên nhân gây nhiễm nấm ở phụ nữ cho con bú

Nhiễm nấm men có thể xảy ra bởi nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân nổi bật của nhiễm nấm men đối với phụ nữ cho con bú:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh dễ gây ra các bệnh nhiễm nấm vì thuốc kháng sinh sẽ kích thích sự phát triển của men;
  • Hàm lượng estrogen đã tăng cao trong thời kỳ mang thai;
  • Sử dụng thuốc tránh thai dạng viên uống hoặc steroid;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Thiếu máu;
  • Môi trường ẩm ướt của núm vú rất thuận lợi để nấm men phát triển.

Các triệu chứng khi nhiễm nấm

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm nấm men trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ là:

  • Đau nhức núm vú
  • Cảm giác nhức nhối nghiêm trọng ở núm vú
  • Núm vú bị nứt
  • Đau nhói lan rộng từ núm vú vào ngực, cánh tay thậm chí đau lưng
  • Vết nứt nhỏ hoặc vết loét trên núm vú
  • Ngứa vú
  • Núm vú có vảy, ẩm ướt và bong tróc
  • Giảm lượng sữa tiết ra cho con bú.

Cách điều trị nhiễm trùng nấm men

Điều quan trọng là cần điều trị dứt điểm bệnh nhiễm nấm men ở mẹ vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Dưới đây là một số lời khuyên để điều trị nhiễm nấm men và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ở phụ nữ đang cho con bú.

1. Uống trà xanh

Uống trà xanh 3 – 4 ly/ngày giúp thanh lọc cơ thể. Trà xanh giúp loại bỏ nấm men khỏi cơ thể hiệu quả.

2. Dùng yaourt, sữa chua uống

Yaourt và sữa chua uống chứa lợi khuẩn như Lactobacillus acidophilus có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiễm nấm men. Tuy nhiên, một số sản phẩm sữa chua làm sẵn bên ngoài có thể chưa mang đến cho bạn hương vị đặc trưng “nhà làm”. Do đó, học cách làm sữa chua và tự làm tại nhà là một trong những lựa chọn phổ biến của chị em hiện nay.

3. Vệ sinh núm vú và thoa kem chống nấm

Sau mỗi lần cho bé bú, bạn thêm một thìa súp giấm vào một cốc nước và rửa núm vú. Để núm vú thật khô thoáng vì vùng ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm men.

Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn các loại kem chống nấm phù hợp như Gyne-Lotrimin, Monistat, Lotramin AF, Nizoral. Nếu bị đau mãn tính, bạn hãy dùng kem sau mỗi lần cho con bú hoặc 6 – 8 lần/ngày. Da của bạn sẽ nhanh chóng hấp thụ kem. Tuy nhiên, trong trường hợp kem không hấp thụ hết mà còn dính trên da, bạn nên dùng khăn lau sạch trước khi cho con bú.

4. Tránh sử dụng miếng lót thấm sữa

Miếng lót thấm sữa sẽ khiến núm vú của bạn luôn ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của nấm men. Vì vậy, bạn hãy cho con bú mẹ hoặc hút bớt sữa ra để không sử dụng miếng lót thấm sữa. Nhờ đó, núm vú sẽ khô thoáng, không tạo điều kiện cho nấm men phát triển.

5. Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường

Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao sẽ kích thích sự phát triển của nấm men. Do đó, không nên ăn các thức ăn giàu đường như bánh kẹo, bia, soda, rượu, bánh mì…

Nấm men rất dễ phát triển khiến bạn khó chịu nhưng cách điều trị bệnh cũng không phải quá khó. Điều quan trọng là bạn nên giữ cho núm vú luôn khô thoáng để nấm men không gây hại cho sức khỏe của bạn và con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điều nên và không nên thực hiện khi mắc đái tháo đường

(57)
Khi bạn và người thân bị đái tháo đường, vấn đề dinh dưỡng luôn được quan tâm hàng đầu. Bệnh đái tháo đường nên ăn gì? Đây là câu hỏi phổ biến ... [xem thêm]

Hạ thân nhiệt

(38)
Tình trạng lượng nhiệt mất đi nhiều hơn lượng nhiệt được cơ thể sinh ra gọi là hạ thân nhiệt. Thân nhiệt thấp hơn 35°C có thể gây đe dọa đến tính ... [xem thêm]

Nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu khi mang thai?

(49)
Giảm tiểu cầu khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để đảm bảo số lượng ... [xem thêm]

Các lựa chọn liệu pháp điều trị ung thư vú theo giai đoạn

(52)
Có rất nhiều liệu pháp điều trị ung thư vú, và hầu hết mọi người đều cần tiến hành kết hợp hai hay nhiều cách điều trị. Liệu pháp được đưa ra ... [xem thêm]

Trẻ bị dị ứng thời tiết, “có kiêng có lành” mẹ ơi!

(49)
Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, mắt đỏ hoặc ngứa. Phòng tránh cho con ngay từ đầu là bước quan trọng để bảo vệ ... [xem thêm]

U máu trong gan, xét nghiệm ngay kẻo gặp biến chứng

(18)
U máu trong gan là gì? Bài viết sau sẽ trang bị cho bạn những điều cần biết về căn bệnh đặc biệt này, cũng như các biện pháp chữa trị cần thiết.Những ... [xem thêm]

Học 11 cách kiểm soát lo lắng để sống an nhiên

(36)
Kiểm soát lo lắng không phải là kỹ năng tự có của một người. Điều đó cần có thời gian để luyện tập. Nếu thực hiện tốt, cuộc sống của bạn sẽ ... [xem thêm]

Những phương cách điều trị tăng nhãn áp phổ biến

(19)
Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng mắt nghiêm trọng. Nó làm hỏng dây thần kinh thị giác (có nhiệm vụ truyền thông tin từ mắt đến trung tâm thị giác trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN