Sốt không rõ nguyên nhân

(3.7) - 97 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sốt không rõ nguyên nhân là gì?

Sốt không rõ nguyên nhân khi nhiệt độ cơ thể đo ở hậu môn ≥ 38,3°C nhưng nguyên nhân không phải là các bệnh thoáng qua; bệnh gây tử vong nhanh chóng; các rối loạn kèm các triệu chứng hoặc dấu hiệu tại chỗ rõ ràng; các bất thường trên các xét nghiệm thông thường như trên phim X-quang, phân tích nước tiểu hoặc cấy máu.

Sốt không rõ nguyên nhân hiện được phân thành 4 loại khác nhau:

  • Sốt không rõ nguyên nhân cổ điển: sốt kéo dài hơn 3 tuần mà không xác định được nguyên nhân sau 3 ngày nhập viện đánh giá hoặc hơn 3 lần khám ngoại trú.
  • Sốt không rõ nguyên nhân liên quan đến bệnh nhân nằm viện: sốt ở bệnh nhân nhập viện được chăm sóc cấp tính và không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ủ bệnh khi nhập viện.
  • Sốt do thiếu hụt miễn dịch: sốt ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nếu chẩn đoán vẫn không chắc chắn sau 3 ngày thực hiện các đánh giá thích hợp, bao gồm nuôi cấy âm tính sau 48 giờ.
  • Sốt không rõ nguyên nhân liên quan đến HIV: sốt kéo dài hơn 3 tuần ở bệnh nhân ngoại trú được xác định nhiễm HIV hoặc hơn 3 ngày ở bệnh nhân nội trú được xác định nhiễm HIV, nếu chẩn đoán vẫn không chắc chắn sau khi thực hiện các đánh giá thích hợp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân là gì?

Sốt không rõ nguyên nhân có thể kèm theo các triệu chứng khác giúp bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản.

Triệu chứng điển hình của sốt bao gồm:

  • Nhiệt độ vượt quá 38°C ở trẻ sơ sinh hoặc 37,5°C ở trẻ em và người lớn
  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Nhức đầu

Các triệu chứng khác thường đi kèm với sốt bao gồm:

  • Đau nhức toàn thân
  • Yếu
  • Đau họng
  • Mệt mỏi
  • Ho
  • Phát ban
  • Xoang tắc nghẽn

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây sốt không rõ nguyên nhân?

Việc nhận biết loại sốt không rõ nguyên nhân giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân của sốt không rõ nguyên nhân có thể được phân loại như sau:

  • Nhiễm trùng: lao, bạch cầu đơn nhân, bệnh Lyme, sốt mèo cào, viêm nội tâm mạc và những bệnh khác
  • Viêm: lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột và những bệnh khác
  • U ác tính: u lympho, bệnh bạch cầu, ung thư biểu mô tuyến tụy, các bệnh ung thư khác và các sa côm
  • Loại khác: sốt do sử dụng hoặc lạm dụng ma túy, cường giáp, viêm gan và các yếu tố không phù hợp với các loại khác

Một người có sốt không rõ nguyên nhân được yêu cầu làm một số xét nghiệm lâm sàng để tìm ra loại bệnh. Đôi khi, chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân cũng có thể dẫn đến một tình trạng khác.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân?

Trong một số trường hợp, phương pháp chờ đợi và quan sát thường được sử dụng cho các cơn sốt ngắn hạn không kèm theo bất kỳ triệu chứng cấp nào. Khi một cơn sốt kéo dài đủ lâu để được phân loại là sốt không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân cơ bản.

Tư vấn

Bác sĩ có thể hỏi bạn:

  • Có đi ra nước khác không?
  • Có phơi nhiễm môi trường không?
  • Có bất kỳ thay đổi nào trong môi trường hàng ngày của bạn không?

Nếu bạn làm việc với động vật, bác sĩ có thể xem xét các bệnh do động vật gây ra. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử gia đình và các bệnh như ung thư hạch hoặc sốt thấp khớp.

Xét nghiệm máu và khám sức khỏe

Bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra một số tình trạng nhất định, bao gồm các tình trạng tự miễn có thể không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Họ sẽ kiểm tra da kỹ để tìm các dấu hiệu sưng, phát ban hoặc vàng da.

Nếu xét nghiệm máu hoặc khám thực thể có bất kỳ chỉ số dương tính nào, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm trước khi xác nhận chẩn đoán.

Các xét nghiệm vi sinh

Máu, nước tiểu và cấy đờm có thể được sử dụng để kiểm tra các nguyên nhân như vi khuẩn và nấm. Các xét nghiệm đặc biệt cũng có thể kiểm tra các bệnh nhiễm trùng không điển hình do vi khuẩn, nấm hoặc virus.

Các xét nghiệm hình ảnh

Điện tâm đồ có thể được sử dụng để đánh giá tim nếu bác sĩ nghe thấy tiếng thổi ở tim hoặc nghi ngờ viêm nội tâm mạc, đây là nhiễm trùng một trong các van tim. Chụp X-quang ngực có thể được sử dụng để kiểm tra phổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt không rõ nguyên nhân?

Điều trị sốt không rõ nguyên nhân tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc kháng histamin cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh khi không tìm ra nguyên nhân cơ bản. Ở nhiều người, những loại thuốc này có thể giúp giảm sốt.

Những người bị sốt do suy giảm miễn dịch có thể được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng. Những loại này nhắm vào các loại vi khuẩn hay gây bệnh nhất. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra 20-40% tất cả các loại sốt không rõ nguyên nhân.

Ở những người bị sốt liên quan đến HIV, điều trị tập trung vào chữa HIV bằng thuốc kháng virus. Sau đó, bác sĩ có thể điều trị thêm bất kỳ triệu chứng hoặc biến chứng liên quan nào.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát sốt không rõ nguyên nhân?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với sốt không rõ nguyên nhân:

  • Uống nhiều nước. Sốt có thể gây mất nước và thiếu nước, vì vậy bạn nên uống nước, nước trái cây hoặc nước súp. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn cho trẻ sử dụng dung dịch bù nước. Những dung dịch này chứa nước và muối theo tỷ lệ cân đối để bổ sung chất lỏng và các chất điện giải.
  • Nghỉ ngơi. Bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi vì hoạt động có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Giữ cơ thể thoáng mát. Mặc quần áo nhẹ, giữ nhiệt độ trong phòng mát và đắp chăn mỏng khi ngủ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Loét thực quản

(37)
Tương tự các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể, thực quản cũng có nhiều khả năng bị thương tổn. Một trong những vấn đề thường gặp tại đây là loét ... [xem thêm]

Von Willebrand

(12)
Tìm hiểu chungVon Willebrand là hội chứng gì?Von Willebrand là một hội chứng xảy ra khi máu không đông. Những người mắc hội chứng này là bẩm sinh, mặc dù các ... [xem thêm]

Nhiễm Nocardia

(78)
Định nghĩaNhiễm Nocardia là bệnh gì?Nhiễm Nocardia là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn đất. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ... [xem thêm]

Hạch to

(64)
Tìm hiểu chungHạch to là bệnh gì?Hạch to là tình trạng sưng các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ thuộc hệ miễn dịch và được tìm ... [xem thêm]

Hội chứng Mirizzi

(70)
Tìm hiểu chungHội chứng Mirizzi là gì?Hội chứng Mirizzi là tắc nghẽn ống gan chủ gây ra do sự chèn ép từ phía ngoài của một hòn sỏi bị nén chặt trong ống ... [xem thêm]

Nhiễu loạn cảm xúc

(42)
Tìm hiểu chungChứng nhiễu loạn cảm xúc là gì?Chứng nhiễu loạn cảm xúc (PBA) là một tình trạng đặc trưng bởi các cơn bùng phát cười hoặc khóc không phù ... [xem thêm]

Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)

(36)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Bệnh Stargardt

(19)
Tìm hiểu chungBệnh Stargardt là gì?Bệnh Stargardt là một rối loạn di truyền của võng mạc – mô cảm nhận ánh sáng nằm ở mặt sau của mắt. Bệnh thường gây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN