Ngủ nghiêng bên trái là tốt nhất, và đây là 7 lý do!

(4.19) - 15 đánh giá

Chắc hẳn bạn từng nghe nói tư thế ngủ quyết định đến chất lượng giấc ngủ. Thế nhưng, bạn có biết tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy nằm ngủ nghiêng bên nào tốt nhất? Ngủ nghiêng bên trái, bên phải hay nằm ngửa?

Mỗi sáng, bạn thấy mình thức dậy với tư thế nào? Nằm ngửa, nằm nghiêng hay cuộn tròn như thai nhi? Có khi nào bạn cảm thấy đau vai, nhức mỏi cổ, đau lưng… ngay sau đó? Có lẽ bạn không để ý, nhưng cách bạn nằm ngủ suốt đêm sẽ góp phần quyết định tình trạng sức khỏe của bạn ngày hôm sau.

Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ đưa ra lời khuyên nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất. Dưới đây là 7 lý do thuyết phục bạn tin điều này là đúng.

1. Ngủ nghiêng bên trái giúp cải thiện tiêu hóa

“Thật tệ khi ăn trước khi ngủ vì cơ quan tiêu hóa cần quá trình dài để nghỉ ngơi, nếu nạp năng lượng sẽ làm cơ thể tích mỡ”. Bạn thấy lời khuyên này cũng có vẻ đúng? Thật ra không hoàn toàn như vậy! Sau khi ăn, quá trình tiêu hóa vẫn sẽ tiếp tục dù cho bạn ngủ hay thức. Đó là lý do có nhiều lời khuyên kiểu như: “Nên ăn nhẹ trước khi ngủ”, bởi dạ dày của bạn cần một chút nhiên liệu để tận dụng tối đa quá trình tiêu hóa đó.

Vậy thì làm cách nào để hỗ trợ dạ dày trong thời điểm này? Chính là nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Dạ dày nằm phía bên trái và trên tuyến tụy. Nếu bạn nằm nghiêng về bên này, thức ăn sẽ đi vào ruột già dễ dàng hơn. Ngoài ra, enzyme tiêu hóa (tiết ra từ tuyến tụy) cũng được hỗ trợ để thúc đẩy trơn tru quá trình này.

2. Tư thế ngủ về bên trái sẽ giảm áp lực cho tim

Trái tim phải làm việc không ngừng để duy trì sự sống. Gánh nặng này quá lớn, hơn nữa, nó còn chịu sự tác động của một loạt yếu tố từ chế độ ăn uống đến chất lượng cuộc sống. Chẳng có gì lạ khi bệnh tim là kẻ giết người hàng đầu. Để giảm áp lực cho tim, bạn cần bắt đầu từ những việc đơn giản nhất, chẳng hạn như thay đổi tư thế ngủ.

Vậy nằm ngủ nghiêng bên nào thì tốt cho tim? Động mạch chủ bơm máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể, nên nếu bạn nằm nghiêng bên trái, động mạch chủ và trái tim “tốn ít công sức” hơn khi thực hiện nhiệm vụ này.

3. Nằm ngủ nghiêng bên trái giúp giảm đau lưng

Các bệnh nhân đau lưng mạn tính thường được khuyên nằm ngửa để cột sống luôn thẳng. Tuy nhiên, tư thế nằm nghiêng bên trái khi ngủ cũng rất có ích trong việc giảm thiểu những cơn đau lưng. Nguyên nhân là ngủ bên trái sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, đồng thời giữ cho lưng, cổ, bụng được thẳng.

Tư thế tốt nhất bạn nên nằm là co chân một chút về phía ngực, giữ lưng cong tự nhiên (tránh uốn cong cột sống, co chân quá cao sẽ làm cơn đau tái phát).

4. Nằm nghiêng bên trái sẽ hỗ trợ hệ bạch huyết

Bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết đảm nhiệm chức năng miễn dịch cho cơ thể nên có thể đào thải chất độc và các chất thải khác. Do đó, tắc nghẽn ở bất cứ đâu trong hệ bạch huyết cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khi bạn ngủ nghiêng bên trái, hệ thống bạch huyết sẽ được hỗ trợ để lọc chất thải hiệu quả.

5. Ngủ nghiêng bên trái giúp giảm chứng ợ nóng

Tư thế ngủ nghiêng bên trái đặc biệt thích hợp với những người mắc chứng ợ nóng. Ở tư thế này, điểm nối giữa dạ dày và thực quản được giữ cao hơn mức axit dạ dày, từ đó làm giảm lượng axit rò rỉ ra khỏi dạ dày vào thực quản – nguyên nhân gây ra các cơn đau liên quan đến ợ nóng. Nếu bạn nằm ngủ bên phải, điểm nối này nằm thấp hơn, khiến axit trào qua và làm chứng ợ nóng có nguy cơ gia tăng.

6. Tư thế tốt cho phụ nữ mang thai

Cơ thể phụ nữ khi mang thai phải đảm nhiệm nhiệm vụ lưu thông máu cho hai cơ thể – một công việc đòi hỏi lượng máu nhiều hơn người bình thường. Chẳng những vậy, em bé đang phát triển trong bụng mẹ còn gây áp lực lên cột sống và các cơ quan khác.

Nằm ngủ bên trái giúp lưu thông máu, giảm áp lực từ thai nhi lên cột sống của mẹ, đồng thời bảo vệ gan cũng như các cơ quan khác khỏi bị chèn ép quá nhiều.

7. Giảm chứng ngáy khi ngủ

Nếu bạn đời của bạn thường xuyên ngủ ngáy hoặc bản thân bạn mắc phải chứng này, hãy tập ngủ nghiêng để chứng ngáy không còn quấy rầy hai vợ chồng. Trong giấc ngủ, miệng, cổ họng và lưỡi thư giãn hoàn toàn. Ngủ ngửa là tư thế tệ nhất vì khi đó, các bộ phận này có thể gây tắc nghẽn một phần đường thở – nguyên nhân gây ra chứng ngáy. Song nếu bạn nằm nghiêng bên trái, lưỡi sẽ ở vị trí trung lập để không làm ảnh hưởng đến đường thờ. Nhờ vậy, chứng ngáy được giảm thiểu phần nào.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “nằm ngủ nghiêng bên nào tốt nhất?”. Ngủ nghiêng bên trái sẽ đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Do đó, bạn hãy tập thói quen ngủ ở tư thế này để khỏe mạnh hơn mỗi ngày nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh ngăn ngừa đột quỵ

(49)
Định nghĩaHẹp động mạch cảnh là bệnh gì?Hẹp động mạch cảnh là tình trạng động mạch cảnh bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Động mạch cảnh là động mạch ... [xem thêm]

Làm sao để bạn có giấc ngủ sâu hơn?

(33)
Một giấc ngủ sâu tuy chỉ kéo dài khoảng thời gian ngắn trong một đêm nhưng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và giúp cơ thể bạn tràn đầy năng lượng hơn ... [xem thêm]

Sơ cứu khẩn cấp vết phỏng do nhiệt

(37)
Hầu hết những vết phỏng do nhiệt gây ra khi tiếp xúc với nước sôi. Số ít khác gây ra do tiếp xúc với các thiết bị điện như lò nướng, bếp, máy đun ... [xem thêm]

Thuốc Tanakan hỗ trợ suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi

(17)
Thuốc Tanakan® chứa chiết xuất từ Ginkgo biloba (cây bạch quả). Bạn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh về thần kinh và giúp tăng cường ... [xem thêm]

Thói quen súc miệng nước muối giúp bạn chăm sóc răng trắng khỏe

(13)
Từ khi chưa có kem đánh răng, ông bà ta đã súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa các bệnh nha khoa. Bạn có biết nước muối không chỉ có tác dụng vệ ... [xem thêm]

9 lợi ích của hạt phỉ khiến bạn mê ngay thực phẩm này!

(51)
Lợi ích của hạt phỉ mang lại không chỉ riêng về giá trị dinh dưỡng mà còn là khả năng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh mãn tính.Các bác sĩ vẫn ... [xem thêm]

10 dấu hiệu thiếu sắt có thể bạn chưa biết

(29)
Bạn có thể nhận ra dấu hiệu thiếu sắt qua móng tay, làn da và mái tóc. Bên cạnh đó, các biểu hiện thiếu sắt khác cũng bao gồm tình trạng đánh trống ... [xem thêm]

Cẩn thận nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

(76)
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động. Với những gia đình có con nhỏ, việc trang bị đầy đủ kiến thức về ngộ độc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN