Tác dụng phụ của insulin

(4.25) - 15 đánh giá

Bạn có thể chưa từng lo lắng về tác dụng phụ của insulin khi sử dụng nó để kiểm soát bệnh tiểu đường và mức đường trong máu. Với tên gọi có vẻ giống như một hợp chất tự nhiên khiến bạn quên rằng nó là một loại thuốc và bạn hoàn toàn có thể gặp phải phản ứng dị ứng hay các tác dụng phụ khác của insulin.

Mặc dù hầu hết những người sử dụng insulin không bị tác dụng phụ nào đáng kể, bạn vẫn cần phải nhận thức được các biến chứng tiềm ẩn trong trường hợp chúng xảy ra.

Các phản ứng dị ứng với insulin

Một số ít bệnh nhân dùng insulin đã trải qua phản ứng dị ứng.

Nếu sau khi tiêm insulin, bạn nhận thấy vùng da xung quanh chỗ tiêm sưng lên hay chuyển sang màu đỏ, hoặc phát ban, ngứa, hoặc mặt và môi bắt đầu sưng lên, hãy tìm kiếm hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Nếu các tác dụng phụ đe dọa tính mạng, như sưng lưỡi, đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt, hoặc ngất xỉu xảy ra, bạn nên tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp và nghiêm trọng nhất của insulin, xảy ra 16% ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 10% ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Hạ đường huyết nghiêm trọng thường có biểu hiện ban đầu là lú lẫn, vã mồ hôi, tim đập nhanh và có thể dẫn đến hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim, sa sút thần kinh và tử vong.

Nếu có nguy cơ hạ đường huyết hoặc không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết, bạn có thể cần theo dõi lượng đường trong máu hoặc nước tiểu.

Nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ cao hơn nếu bạn sử dụng quá nhiều insulin hoặc tiêm insulin liên tục.

Bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị tiểu đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn rất nhiều. Bạn hãy cố gắng để tránh lượng đường ở mức rất thấp (hạ đường huyết) hoặc rất cao (tăng đường huyết).

Bạn có thể bị hạ đường huyết sau khi uống insulin. Vì nhiệm vụ của insulin là để hạ đường huyết, nhưng nó có khả năng làm việc quá tốt khiến lượng đường trong máu giảm quá nhiều.

Điều quan trọng là học cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết. Bạn có thể kiểm tra mức đường trong máu bằng máy đo đường huyết tại nhà và bạn sử dụng các loại carbohydrate tác dụng nhanh để xử lý trường hợp đường huyết thấp.

Bác sĩ và đội ngũ điều trị bệnh tiểu đường là nguồn lực tốt nhất cho việc học cách nhận biết và điều trị hạ đường huyết.

Các tác dụng phụ khác của insulin

Tác dụng phụ khác đến từ việc sử dụng insulin bao gồm tăng cân, tương tác với các thuốc khác, đau đầu và buồn nôn.

Tăng cân có thể là do cơ thể sử dụng hiệu quả hơn lượng calo trong quá trình điều trị insulin, gợi ý bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục. Những bệnh nhân đang điều trị insulin liều cao có nhiều khả năng bị tăng cân hơn.

Ngoài ra, mỗi loại insulin có thể có những tác dụng phụ riêng. Khi bạn bắt đầu sử dụng một loại insulin mới, hãy đọc thông tin dành cho bệnh nhân để xác định các tác dụng phụ phổ biến của loại insulin đó.

Vì phản ứng với insulin là không phổ biến, bạn nên nhận thức các tác dụng phụ tiềm ẩn. Biết cách nhận ra cơ thể đang có phản ứng dị ứng hay hạ đường huyết sau khi tiêm insulin rất quan trọng đến hạnh phúc và sức khỏe, vì bạn sẽ phải sống chung với bệnh tiểu đường cả đời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tỷ lệ sống sót khi bị ung thư ngày càng cao

(73)
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, con số bệnh nhân sống sót khi bị ung thư đang ngày càng tăng ngay cả đối với một số loại ... [xem thêm]

8 cách giảm cân cho trẻ béo phì hữu ích với cả gia đình

(35)
Con bị béo phì khiến bạn lo lắng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai. Điều này thôi thúc bạn không ngừng tìm mọi bí quyết cũng như cách giảm cân cho trẻ ... [xem thêm]

Trẻ hóa vùng kín: Những nguy cơ tiềm ẩn bạn nên biết

(13)
Bạn muốn phẫu thuật thẩm mỹ trẻ hóa vùng kín để làm đẹp “cô bé” và cải thiện chuyện chăn gối? Nếu có ý định đăng ký các dịch vụ làm hồng, se ... [xem thêm]

Insulin dạng hít – phương pháp chữa trị tiểu đường mới

(71)
Insulin rất quen thuộc với những bệnh nhân tiểu đường. Hiện nay trên thị trường đã có mặt một loại insulin mới, được xem như là bước đột phá trong ... [xem thêm]

Các cặp đôi cãi nhau thật ra lại rất yêu nhau!

(88)
Bạn cho rằng các cặp đôi cãi nhau sớm muộn gì cũng chia tay? Thực tế, các xung đột có thể được xem như “lửa thử vàng” giúp hai bạn hiểu nhau hơn ... [xem thêm]

Những loại thuốc điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

(15)
Đối với phụ nữ, làm mẹ là một thiên chức cao quý và vô cùng thiêng liêng. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ vô sinh tăng cao làm cho chị em phụ nữ vô cùng lo lắng. ... [xem thêm]

Uống cà phê giảm cân có hiệu quả không?

(32)
Nhiều người giờ đây không chỉ nhâm nhi tách cà phê để tỉnh táo mà còn vì tin rằng đây là một loại nước uống giảm cân. Thế nhưng liệu cà phê giảm ... [xem thêm]

Phytoestrogen liệu có tốt cho sức khỏe hay không?

(31)
Phytoestrogen là một nhóm các hợp chất tự nhiên tìm thấy trong nhiều loại thực vật và có tác dụng tương tự estrogen. Vì thế, phytoestrogen mang lại rất nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN