Thay đổi thói quen ăn uống khi bé lên một tuổi

(4.11) - 34 đánh giá

Con bạn đã tròn 12 tháng. Chúc mừng bạn và bé cưng đã trải qua một năm đầu đời với bao niềm vui và tiếng cười. Giờ thì, mẹ hãy tập cho con những thói quen ăn uống do chuyên gia của Chúng tôi chia sẻ để giúp bé phát triển nhanh hơn và khoẻ mạnh hơn nhé.

Cho bé ngưng bú bình

Trẻ sơ sinh có thể vừa ngủ vừa bú sữa bình, nước trái cây, nước ngọt hoặc các chất lỏng có đường khác nên nguy cơ bị sâu răng rất cao. Bạn nên cho bé ngưng các loại bú bình này khi bé được khoảng một tuổi.

Khi bé được 18 tháng, bạn nên ngưng hoàn toàn việc bé bú bình. Việc này được thực hiện càng sớm thì bé càng dễ bỏ hơn. Nếu cho bé bú sữa mẹ, bạn hãy tránh cho bé bú bằng bình nhé. Bạn có thể cho bé uống sữa bằng ly khi bé khoảng từ sáu tháng đến một năm tuổi. Nếu bé đòi bú bình thì hãy hạn chế lượng nước trong bình.

Mọi chuyện nghe có vẻ đơn giản nhưng việc bỏ thói quen bú bình cho bé là không hề dễ dàng. Để giúp bé làm quen, mẹ hãy cho bé bỏ bú bình vào giữa ngày trước, sau đó là buổi tối và buổi sáng, cuối cùng mới là vào giờ đi ngủ và nên hạn chế lượng sữa hoặc nước trong bình.

Nếu ban đầu bé không chịu bú nước lọc, hãy tập cho bé dần dần bằng sữa bột pha loãng hoặc các loại nước khác trước đó một hoặc hai tuần rồi đổi lại là nước lọc.

Khi bé còn quá nhỏ, bạn thường cho bé uống sữa bằng bình và ru bé ngủ. Nhưng khi lớn, thói quen bú bình sẽ ngăn cản bé học cách tự ngủ. Nếu bé thức dậy và khóc trong một thời gian ngắn, hãy để bé khóc cho tới khi bé tự ngủ lại. Sau một vài đêm, bé có thể sẽ quên đi thói quen bú bình.

Bạn có thể cho bé uống nước hoặc ăn nhẹ trước khi ngủ và nhớ vệ sinh miệng cho bé trước khi đi ngủ. Trên thực tế, cách này có thể giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể cho bé bú nhẹ, uống sữa bò hoặc các thức uống khác, thậm chí là nước trái cây hoặc một loại thức ăn bổ dưỡng khác. Nếu bạn thường dùng bình cho bé ăn thì hãy dần thay thế bằng ly nhé.

Dù món ăn nhẹ là gì bạn nhớ hãy cho bé ăn hết rồi vệ sinh răng lưỡi cho bé bằng một miếng vải, gạc hoặc bàn chải đánh răng mềm. Bạn có thể vừa để bé ngủ trên đùi vừa vệ sinh răng miệng cho bé. Nếu không vệ sinh thức ăn thừa hoặc chất lỏng dính trên răng bé, sâu răng sẽ có điều kiện phát triển. Nếu bé muốn thoải mái để đi vào giấc ngủ, hãy cho bé ôm đồ chơi mềm như thú bông hoặc gối ôm.

Cắt giảm đồ ngọt

Giống như những trẻ khác, nhiều bé sinh ra đã thích đồ ngọt và khá nhạy cảm với các đồ ăn, thức uống có vị ngọt. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và cung cấp một chế độ ăn uống bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng để thúc đẩy sự tăng trưởng của bé và không gây sâu răng.

Tập cho trẻ tự ăn

Khi con bạn được 12 tháng tuổi, bé mới chỉ làm quen với việc uống bằng ly, ăn bằng muỗng và mút các ngón tay của mình. Cho tới khi được 15 tháng tuổi, bé sẽ có những nhận thức rõ ràng hơn như tự cho đồ ăn vào miệng khi đói. Bé sẽ tự xúc đầy muỗng đồ ăn và cho vào miệng một cách tự nhiên. Bạn nên cho bé dùng chén đĩa và ly tách nhựa để tránh đổ bể, đặc biệt là khi các bé chưa quen thường có xu hướng ném các đồ dùng này mỗi khi chơi chán. Bạn cần trò chuyện nhẹ nhàng để bé hiểu rằng mình không nên làm như thế. Ngoài ra, bạn hãy chỉ cho bé cách sử dụng các vật dụng trên bàn ăn như thế nào. Khi bé được 18 tháng tuổi, bé đã có thể sử dụng muỗng và ly nhựa khi bé muốn.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về các đề tài dành cho bé 1 tuổi:

  • Nuôi con một tuổi ăn dặm kiểu Tây
  • Thịt, tinh bột và sản phẩm từ sữa cho trẻ từ 1-2 tuổi

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hệ cơ hoạt động như thế nào, bạn đã biết?

(68)
Hệ cơ hoạt động như thế nào, bạn đã biết? Những thông tin cần thiết và bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình để lựa chọn ... [xem thêm]

10 tinh dầu hạn chế nếp nhăn không phải ai cũng biết

(61)
Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho các nếp nhăn xuất hiện trên mặt, trán, miệng và mắt. Có nhiều loại kem làm giảm nếp nhăn có sẵn trên thị trường, nhưng ... [xem thêm]

Mẹ bầu cần biết gì về siêu âm thai 20 tuần?

(88)
Siêu âm thai 20 tuần có thể giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu và bé cưng có thể gặp phải trong thai kỳ. Thai ... [xem thêm]

Bệnh về da ở trẻ sơ sinh: Mẹ nhận biết sớm để chữa trị cho bé!

(30)
Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh rất dễ xuất hiện do thời tiết thay đổi, yếu tố hormone hay những tác nhân gây kích ứng từ môi trường ngoài, thậm chí có ... [xem thêm]

Tinh dầu đinh hương: Giá trị không chỉ nằm ở mùi hương

(34)
Tinh dầu đinh hương là một sản phẩm rất đa năng với nhiều ứng dụng, từ làm đẹp cho đến giảm đau răng cùng các vấn đề về sức khỏe khác.Dẫu không ... [xem thêm]

6 cách hết đau bụng bạn có thể thực hiện tại nhà

(22)
Những cơn đau bụng bất chợt có thể khiến bạn buộc phải ngưng mọi hoạt động hoặc trì hoãn lịch trình của mình vì không thể nào tập trung làm việc. ... [xem thêm]

Làm sao để cắt giảm khẩu phần ăn mà không cảm thấy đói? (Phần 2)

(57)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

Bí quyết uống rượu bia không làm mất dáng

(38)
Mặc dù rượu bia đóng một vai trò khá quan trọng trong việc mở rộng và duy trì các mối quan hệ xã hội nhưng chúng ta đều biết về tác hại của nó đối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN