Muốn tăng khả năng tập trung của trẻ nhỏ, không phải chuyện quá khó

(4.32) - 46 đánh giá

Các biện pháp tăng khả năng tập trung của trẻ nhỏ không những giúp bé học được tính cách điềm tĩnh mà còn hỗ trợ cho sự thành công của con sau này.

Thiếu tập trung là vấn đề thường gặp ở trẻ em. Sự tập trung của bé có thể ngắn đến độ mà ngay cả những đồ chơi mới cũng chỉ thu hút sự chú ý của trẻ khoảng vài giờ. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm túc hơn khi bạn yêu cầu con thực hiện việc làm bài tập, dạy con một vấn đề mới đều cần phải tập trung tối đa. Tại sao bé lại dễ bị xao nhãng và có cách nào để tăng khả năng tập trung của trẻ? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Dấu hiệu trẻ tập trung kém

Nếu bé cưng gặp khó khăn với việc tập trung thì bạn sẽ thấy trẻ có một số dấu hiệu sau:

  • Không ngồi yên và dễ bị phân tâm
  • Mất đồ thường xuyên và không thể sắp xếp mọi việc
  • Khó khăn trong học tập và ghi nhớ
  • Không thể tập trung khi làm bài tập về nhà
  • Thường hay mơ màng
  • Chữ viết xấu hơn những đứa trẻ cùng tuổi
  • Hay cáu gắt hoặc buồn rầu
  • Các kỹ năng vận động cơ như chạy, nhảy… kém

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung

1. Thiếu ngủ

Trẻ em cần ngủ 8 đến 10 giờ mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi. Nếu trẻ có thói quen ngủ muộn, hãy thay đổi và xây dựng một thói quen ngủ tốt cho trẻ.

2. Căng thẳng gia đình

Hãy tự hỏi con yêu có đang gặp căng thẳng gì hay không, từ học hành cho đến gia đình? Bạn có đang đặt kỳ vọng quá lớn vào trẻ, hai vợ chồng bạn có thường xuyên cãi vã hoặc bạn không dành đủ thời gian để chăm sóc bé? Giảm áp lực cho trẻ và tránh tranh cãi trước mặt con sẽ giúp cải thiện phần nào những suy nghĩ làm xao lãng và tăng khả năng tập trung của trẻ.

3. Chế độ ăn không cân đối

Thiếu dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng dẫn đến thiếu tập trung. Chế độ ăn nhiều đường và chất béo mà thiếu các chất dinh dưỡng khác sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Trứng, bánh mì nguyên cám, sữa, thịt gà, thịt heo, cá hồi là những món ăn tốt cho trẻ. Tránh các loại thức uống chứa caffeine, thức uống tăng lực và các món ăn vặt. Thư giãn, chế độ ăn cân bằng và ngủ đủ giấc là những phương pháp tốt nhất để tăng khả năng tập trung của trẻ.

Các hoạt động giúp tăng khả năng tập trung của trẻ

1. Ghép hình và ghép từ

Ghép hình và ghép từ là những trò chơi tuyệt vời để giúp tăng khả năng tập trung của trẻ.

Chuẩn bị:

  • 1 bức tranh ghép hình hoặc những chữ cái được cắt rời

Cách chơi:

  • Cho trẻ quan sát bức tranh
  • Tháo các mảnh ghép và yêu cầu trẻ đặt các mảnh ghép vào đúng vị trí để có một bức tranh hoàn chỉnh

Cách chơi ghép từ:

  • Yêu cầu trẻ ghép càng nhiều từ càng tốt từ những chữ cái mà trẻ nhận được
  • Nếu trẻ không nghĩ ra, bạn có thể gợi ý.

Trò chơi này sẽ giúp trẻ ngồi yên trong một thời gian khi muốn đặt các mảnh ghép vào đúng chỗ.

2. Hóa tượng

Trò chơi này sẽ giúp trẻ học cách gắn bó với một nơi và không cảm thấy buồn chán.

Chuẩn bị:

  • Các bài hát và máy phát nhạc

Cách chơi:

  • Phát bài hát, yêu cầu trẻ nhảy hoặc làm bất cứ điều gì
  • Tắt nhạc và nói “hóa tượng”. Trẻ phải giữ nguyên tư thế mà mình đang thực hiện. Để khoảng 30 giây rồi nói “tự do”
  • Khi bạn nói “tự do”, trẻ có thể di chuyển và thay đổi tư thế
  • Lặp lại nhưng đừng để trẻ cảm thấy thiếu kiên nhẫn nhé.

3. Tìm số

Trò chơi này giúp tăng cường sự tập trung và khả năng nhớ số của trẻ.

Cách chơi:

  • Bắt đầu đếm số theo một chuỗi và bỏ qua một vài số. Yêu cầu trẻ nói ra số mà bạn đã bỏ qua. Ví dụ, bạn nói “8, 9, 10, 12” và trẻ sẽ nói “11”. Hãy tăng dần độ khó của trò chơi.

4. Chạy đua với thời gian

Trẻ nhỏ thường rất hiếu thắng. Trò chơi này sẽ lợi dụng điều này để tăng khả năng tập trung cho trẻ.

Bạn cần:

  • Đồng hồ bấm giờ
  • Những thứ như đồ chơi, giày dép, sách, cặp… Nó phụ thuộc vào hoạt động bạn chọn.

Cách chơi:

  • Chọn những hoạt động dễ dàng như bỏ đồ chơi vào trong hộp, để giày ở đúng nơi, soạn sách trước khi đi học…
  • Dùng đồng hồ bấm thời gian và yêu cầu trẻ hoàn thành công việc trước khi hết thời gian.
  • Điều này sẽ giúp trẻ làm việc với sự tập trung cao nhất.

5. Chỉ một phút

Không bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của các hoạt động nhỏ. Rất nhiều điều có thể được thực hiện trong một phút và đó là những gì bạn muốn dạy cho trẻ.

Bạn cần:

  • Một cái đồng hồ

Cách chơi:

  • Đặt 20 quả bóng rải rác trong phòng
  • Yêu cầu trẻ nhặt càng nhiều bóng càng tốt trong một phút
  • Bắt đầu bấm thời gian và dừng lại sau một phút
  • Để trẻ đếm xem trẻ đã thu thập được bao nhiêu quả bóng.

Bạn có thể đổi hình thức của trò chơi thành: “Con có thể viết được bao nhiêu từ trong một phút?” hoặc “Con có thể đặt bao nhiêu thứ vào đúng vị trí trong 1 phút?”…

6. Trò chơi nối dấu chấm và mê cung

Những trò chơi này rất thú vị, chắc chắn nó có thể thu hút trẻ hàng giờ đấy.

Bạn cần:

  • 1 bức tranh nối dấu chấm hoặc bạn có thể in từ một trang web trên Internet

Cách chơi:

  • Đưa cho trẻ một bức tranh nối dấu chấm và yêu cầu trẻ nối các dấu chấm lại với nhau. Hãy để trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình để làm việc này
  • Trò ​​chơi kết thúc khi trẻ nối hết các dấu chấm và bức tranh hoàn thiện.

7. Ba chiếc cốc

Trò chơi này giúp tăng khả năng tập trung của trẻ bằng cách khuyến khích bé quan sát bạn thao tác với những chiếc cốc.

Bạn cần:

  • 3 chiếc cốc
  • 1 đồng xu

Cách chơi:

  • Úp 3 cái cốc lại. Đặt đồng xu dưới 1 trong 3 cái cốc khi trẻ đang nhìn
  • Thay đổi vị trí của những chiếc cốc và yêu cầu bé xác định xem đồng xu đang nằm ở vị trí cái cốc nào sau khi bạn đổi.

8. Bố/mẹ đã thay đổi như thế nào?

Đây là một trò chơi giúp tăng cường thị giác và sự tập trung tuyệt vời mà bạn có thể thử.

Bạn cần: Cà vạt, bông tai, kẹp tóc, nhẫn…

Cách chơi:

  • Hãy để trẻ nhìn vào bạn, sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt lại.
  • Tháo cà vạt, bông tai, buộc tóc hoặc cởi một chiếc giày.
  • Sau đó, nói trẻ mở mắt ra và tìm xem bạn đã thay đổi gì so với trước khi trẻ nhắm mắt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 bước massage để sở hữu khuôn mặt thon gọn

(97)
Phụ nữ Nhật nổi tiếng với những cách chăm sóc da mặt kỹ lưỡng và sở hữu làn da khỏe đẹp, mịn màn. Nhưng bạn có biết rằng bí quyết để có làn da ... [xem thêm]

32 tư thế quan hệ tình dục giúp vợ chồng dễ dàng thăng hoa

(100)
Quan hệ vợ chồng không chỉ là một hoạt động nhằm thỏa mãn sinh lý tình dục mà còn đem lại hạnh phúc cho cặp đôi với các tư thế quan hệ khác nhau. Bên ... [xem thêm]

Mẹo chữa chứng ợ nóng không cần uống thuốc

(89)
Bạn có bao giờ trải qua cảm giác nóng rát ở phần dạ dày phía trên? Tình trạng đau đi kèm với cảm giác nóng rát xảy ra sau khi bạn ăn quá nhiều và biến ... [xem thêm]

Khám phá các loại thực phẩm tốt cho da và ngăn ngừa sẹo mụn

(23)
Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ trong việc giúp làn da bạn trở nên sạch đẹp và ngăn ngừa sẹo mụn để lại. Nếu mụn trứng cá đang làm bạn lo lắng ... [xem thêm]

Tầm quan trọng trong việc bổ sung canxi cho bà bầu

(62)
Bên cạnh những dưỡng chất cần thiết khác như axit folic, sắt, kẽm… thì canxi cũng là một dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai. Do đó, việc bổ sung ... [xem thêm]

Triệu chứng và cách phòng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cho con

(56)
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng tiểu, là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất. Chúng khiến các bé khó chịu, làm ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?

(12)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

[Dáng đẹp] Uống nước khổ qua có giảm cân không?

(39)
Tác dụng của khổ qua rất đa dạng, từ giúp giảm cholesterol tới giảm đường huyết, nên đây là nguyên liệu thường thấy trong các món ăn và đồ uống. Thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN