Mẹ bầu nên biết gì về tình trạng chuyển dạ nhanh?

(4.39) - 78 đánh giá

Một số yếu tố dẫn đến việc chuyển dạ nhanh bao gồm trẻ sơ sinh có thân hình nhỏ hơn, tử cung co bóp mạnh, đã từng chuyển dạ nhanh ở lần mang thai trước.

Mỗi lần mang thai, chuyển dạ và sinh nở lại trở thành một trải nghiệm khác biệt. Một số phụ nữ trải qua quá trình chuyển dạ theo đúng bình thường, một số khác lại chuyển dạ quá trễ phải sử dụng tới những phương pháp giục sinh. Trong khi đó, một số phụ nữ lại chuyển dạ khá nhanh. Mặc dù nhiều chị em cho rằng chuyển dạ nhanh đem đến lợi ích tuyệt vời, thế nhưng, thực tế nó vẫn có một số hạn chế nhất định.

Chuyển dạ nhanh

Quá trình chuyển dạ và sinh con gồm 3 giai đoạn:

  • Chuyển dạ
  • Rặn và sinh
  • Sổ nhau thai

Trung bình, các giai đoạn chuyển dạ kéo dài từ 6–18 giờ. Nếu chuyển dạ nhanh thì điều này có thể kéo dài ít nhất 3 giờ và thường ít hơn 5 giờ.

Có một số yếu tố dẫn đến chuyển dạ nhanh:

  • Tử cung hoạt động tốt cùng những cơn co thắt mạnh
  • Có tiền sử chuyển dạ nhanh
  • Bé có kích thước nhỏ hơn bình thường

Triệu chứng của chuyển dạ nhanh

Các dấu hiệu có thể thay đổi nhưng thông thường sẽ có những triệu chứng sau:

  • Đột ngột xuất hiện các cơn co thắt mạnh, chặt và ít có khoảng dừng giữa các cơn co thắt.
  • Cơn đau dữ dội liên tục, không có thời gian nghỉ.
  • Cảm giác áp lực, co thắt nhanh và không báo trước. Bạn có thể cảm nhận giống như khi đi tiêu. Triệu chứng này thường không đi kèm với các cơn co thắt vì cổ tử cung giãn ra rất nhanh.

Những hạn chế khi chuyển dạ nhanh

Khó khăn dễ thấy nhất của chuyển dạ nhanh chính là rối loạn cảm xúc. Chuyển dạ nhanh rất khó để đoán được, nên bạn khó kiểm soát. Nhiều phụ nữ cảm thấy thất vọng vì họ mong đợi quá trình sinh nở và cảm thấy ngạc nhiên bởi quá trình này diễn ra quá nhanh.

Vấn đề gây đau đầu nhất của tình trạng này chính là địa điểm sinh. Thông thường, khi bạn nhận ra mình đang chuyển dạ nhanh thì thời gian di chuyển đến bệnh viện sẽ rất ngắn. Ngoài ra, các phương pháp giảm đau có trong kế hoạch sinh cũng không có sẵn. Bên cạnh đó, nó có thể gây ra một số nguy cơ cho mẹ và bé như:

Đối với mẹ:

  • Tăng nguy cơ rách cổ tử cung và âm đạo
  • Xuất huyết tử cung hoặc âm đạo
  • Bị sốc sau sinh, làm tăng thời gian hồi phục
  • Sinh ở những môi trường không tốt như xe hơi hoặc phòng tắm

Đối với bé:

  • Nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ môi trường sinh không tốt
  • Nguy cơ hít phải dịch ối

Cách đối phó khi rơi vào tình huống chuyển dạ nhanh

Mặc dù không thể kiểm soát được tốc độ sinh, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước sau để kiểm soát tình hình:

  • Gọi ngay cho bệnh viện hoặc bác sĩ để xin giúp đỡ.
  • Cố gắng kiểm soát tình hình bằng cách sử dụng các kỹ thuật thở và thả lỏng.
  • Có chồng hoặc người thân bên cạnh.
  • Giữ nơi ở sạch sẽ, vô trùng cho đến khi có sự trợ giúp.
  • Nằm sấp hoặc nghiêng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 lợi ích sức khỏe của các loại ngũ cốc nguyên hạt

(47)
Các loại ngũ cốc nguyên hạt được biết đến với khả năng giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, hay thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ... [xem thêm]

Bạn cần lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?

(51)
Lô hội (nha đam) có rất nhiều công dụng trong làm đẹp, trong đó có tác dụng chăm sóc tóc. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý gì khi dùng lô hội cho tóc?Lô hội ... [xem thêm]

Xua tan nỗi lo rối loạn khớp thái dương hàm

(55)
Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều ... [xem thêm]

Bà bầu tắm nắng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

(26)
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khuyên tắm nắng để cơ thể sản sinh vitamin D , nhờ đó giúp xương chắc khỏe. Vậy còn bà bầu tắm nắng thì sao? Điều này ... [xem thêm]

Nhau cài răng lược: Tình trạng nguy hiểm không thể xem thường

(96)
Hiện tượng nhau cài răng lược là một biến chứng khi mang thai khá nghiêm trọng. Điều này xảy ra khi bánh nhau phát triển “ăn” quá sâu vào trong thành tử ... [xem thêm]

9 sai lầm kinh điển khiến bạn đau khổ sau chia tay

(60)
Cảm giác hụt hẫng sau khi chia tay có thể khiến chúng ta bỗng trở nên bi lụy hoặc giận dữ đến mức hành động mù quáng không thể kiểm soát được. Đây ... [xem thêm]

Giúp mẹ hồi phục sau khi thai chết lưu cả tinh thần lẫn thể chất

(50)
Trước nỗi đau thai chết lưu, mẹ thường sẽ trải qua những cảm xúc nào và nên làm gì để sớm hồi phục tinh thần và thể chất? Để có thể hồi phục sau ... [xem thêm]

Nguyên nhân làm xuất hiện đốm đồi mồi

(61)
Đốm đồi mồi là những đốm nâu, thường xuất hiện trên một số vùng da ở người lớn trên 40 tuổi. Chúng thường vô hại nhưng trong một số trường hợp, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN