Viêm tuyến vú

(4.06) - 88 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm tuyến vú là bệnh gì?

Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường liên quan đến việc cho con bú và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và chữa trị triệt để. Viêm tuyến vú có thể do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú là gì?

Triệu chứng bệnh viêm tuyến vú có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm:

  • Vú bị sưng đỏ
  • Căng tức, thường ở phần trên của vú
  • Đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát trong vú liên tục hoặc khi cho con bú
  • Ngứa tuyến vú
  • Căng tức vùng hố nách
  • Vết nứt rách ở núm hoặc da vú
  • Ớn lạnh
  • Chán ăn
  • Sốt cao kéo dài.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng giống như cúm trong vài giờ trước khi bạn thấy vú của mình bị đau âm ỉ và ửng đỏ. Ngay khi bạn nhận ra triệu chứng này, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay để có các biện pháp chẩn đoán và chữa trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm tuyến vú?

Nguyên nhân của viêm tuyến vú thường là do bệnh nhân cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú gây ra viêm nhiễm. Viêm tuyến vú do ứ đọng sữa sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do sữa ứ đọng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra còn có nguyên nhân khác như:

  • Vi khuẩn trong mũi và miệng của trẻ xâm nhập vào vú thông qua những vết nứt ở da và núm vú theo ống dẫn sữa khi cho bú. Tiểu đường và vú bị bầm hoặc nứt có thể là nguy cơ cao mắc bệnh. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Staphylococcus aureus.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm tuyến sữa?

Phụ nữ đang cho con bú là những người hay mắc viêm tuyến sữa nhất. Trong hầu hết các trường hợp, viêm tuyến sữa sẽ xảy ra trong vòng sáu đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh, nhưng cũng có thể xảy ra sau này, trong quá trình cho con bú. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến sữa?

Bạn có thể bị bệnh này nếu bạn:

  • Thường xảy ra ở vài tuần đầu cho con bú sau sinh
  • Loét hoặc nứt ở vú, tuy nhiên bạn có thể bị viêm tuyến sữa mặc dù không bị vết nứt nào
  • Chỉ dùng một tư thế để cho bú
  • Đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đây
  • Mặc áo ngực quá chật
  • Quá mệt mỏi, kiệt sức
  • Dinh dưỡng kém
  • Hút thuốc lá
  • Mắc bệnh tiểu đường.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên những triệu chứng và khám lâm sàng. Xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ có thể được thực hiện để củng cố chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Một dạng hiếm của ung thư vú – ung thư vú dạng viêm – cũng có thể gây đỏ và sưng và có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm vú. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chụp nhũ ảnh chẩn đoán. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn tồn tại ngay cả sau khi đã sử dụng hết liều kháng sinh, bạn có thể cần phải làm sinh thiết để đảm bảo bạn không bị ung thư vú. Sinh thiết vú là một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở vú để xét nghiệm qua kính hiển vi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tuyến vú?

Phương pháp điều trị viêm tuyến vú bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: để chữa trị viêm tuyến sữa, bạn thường sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong 10 đến 14 ngày. Bạn có thể thấy khỏe hơn sau 24 đến 48 giờ dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bạn nên tiếp tục sử dụng hết liều thuốc để tránh nguy cơ tái phát;
  • Thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen, để làm giảm các cơn đau;
  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng vú.

Phụ nữ mắc bệnh viêm vú không nên ngừng cho con bú. Bạn vẫn có thể cho con bú khi viêm tuyến vú do nhiễm trùng chỉ xảy ra ở mô vú, không xảy ra trong sữa.

Nếu cần, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn nên cho con bú bên không bị viêm và cách lấy sữa ra khỏi bên vú bị viêm. Vắt sữa ra khỏi vú đúng cách có thể ngăn chặn vi khuẩn tập hợp trong vú và giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.

Nếu tình trạng mệt mỏi và sốt cao không giảm, có thể là do xuất hiện áp xe (hình thành mủ) trong vú. Trong trường hợp này, bạn cần phẫu thuật dẫn lưu mủ ngay lập tức.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tuyến vú?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Chú ý giữ vệ sinh khi cho con bú. Tránh những tác nhân gây khô nứt da, luôn rửa tay sạch và giữ vệ sinh núm vú.
  • Uống nhiều nước, tránh để mất nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn phù hợp khi đang cho con bú. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bà mẹ kiệt sức.
  • Hút bỏ sữa còn lại sau khi cho con bú.
  • Cai sữa dần thay vì ngưng cho con bú đột ngột.
  • Giữ núm vú không bị nứt. Dùng miếng bảo vệ đầu vú nếu nứt vú.
  • Đến bác sĩ kiểm tra trong vòng 1-2 tuần một lần để đảm bảo bệnh chấm dứt hẳn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiện tượng Raynaud

(79)
Tìm hiểu hội chứng RaynaudHiện tượng Raynaud là gì?Hiện tượng Raynaud hay hội chứng Raynaud là tình trạng khiến máu chảy đến ngón tay, ngón chân, tai và đầu ... [xem thêm]

Chốc lở

(20)
Nếu con bạn có các vết loét đỏ, đặc biệt là ở quanh mũi và miệng, trẻ có thể bị chốc lở. Đây là một tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra và ... [xem thêm]

Áp xe gan

(45)
Tìm hiểu chungÁp xe gan là bệnh gì?Áp xe gan là tình trạng lá gan bị nhiễm mủ với những lỗ hổng nhỏ. Gan là một cơ quan quan trọng với nhiều chức năng như ... [xem thêm]

Viêm cân gan chân

(49)
Tìm hiểu chungViêm cân gan chân là gì?Viêm cân gan chân hay còn được gọi là viêm cân gan bàn chân. Đây là tình trạng cơ gân bàn chân bị viêm (sưng) dẫn đến ... [xem thêm]

Viêm khớp mắt cá chân

(41)
Tìm hiểu chungViêm khớp mắt cá chân là bệnh gì?Viêm khớp là tình trạng mà khớp và mô mềm xung quanh bị nhiễm trùng và sưng lên. Viêm khớp còn được gọi ... [xem thêm]

Rối loạn phân liệt cảm xúc

(64)
Tìm hiểu chungRối loạn phân liệt cảm xúc là bệnh gì?Rối loạn phân liệt cảm xúc là tình trạng trong đó bao gồm các đặc tính của tâm thần phân liệt và ... [xem thêm]

U xơ nang tuyến vú

(93)
Tìm hiểu chungU xơ nang tuyến vú là bệnh gì?Xơ nang tuyến vú hay còn gọi là u xơ nang tuyến vú, là một trong những dạng tổn thương lành tính thường gặp ở ... [xem thêm]

Bệnh ấu trùng sán lợn

(87)
Tìm hiểu chungBệnh ấu trùng sán lợn là gì?Bệnh ấu trùng sán lợn là tình trạng nhiễm mô do ký sinh gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn Taenia solium. Những nang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN