Nhau cài răng lược: Tình trạng nguy hiểm không thể xem thường

(4.22) - 96 đánh giá

Hiện tượng nhau cài răng lược là một biến chứng khi mang thai khá nghiêm trọng. Điều này xảy ra khi bánh nhau phát triển “ăn” quá sâu vào trong thành tử cung.

Không ít mẹ bầu thắc mắc rau cài răng lược là gì và có ảnh hưởng đến em bé trong bụng không. Thông thường, nhau thai tự động tách ra khỏi thành tử cung sau khi thai nhi chào đời. Đối với tình trạng nhau cài răng lược, một phần hoặc toàn bộ bánh nhau thai vẫn sẽ bám vào thành tử cung sau khi mẹ bầu đã sinh con. Điều này có thể gây mất máu nghiêm trọng sau khi sinh.

Nhau cài răng lược được coi là một biến chứng thai kỳ gây ra nhiều nguy cơ. Trong thời gian mang thai, nếu chẩn đoán bạn bị nhau cài răng lược thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh mổ hoặc thậm chí có thể phải cắt bỏ tử trong lúc mổ.

Dấu hiệu nhau cài răng lược

Tình trạng nhau cài răng lược thường không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trong thai kỳ. Đôi khi, tình trạng chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ ba có thể xảy ra. May mắn là tình trạng nhau cài răng lược có thể được phát hiện thông qua hình thức siêu âm định kỳ.

Nguyên nhân gây nhau cài răng lược

Hiện vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra nhau cài răng lược. Nhưng các bác sĩ nghĩ rằng tình trạng này liên quan đến sự bất thường trong niêm mạc tử cung và nồng độ alpha-fetoprotein cao, đây là một loại protein được sản xuất bởi thai nhi.

Những bất thường trên có thể đến từ sẹo trên tử cung sau sinh mổ hoặc phẫu thuật tử cung. Những vết sẹo này tạo điều kiện cho nhau thai phát triển quá sâu vào thành tử cung. Phụ nữ mang thai có bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung cũng gia tăng nguy cơ gặp phải nhau cài răng lược.

Ngoài ra, việc từng sinh mổ sẽ góp phần khiến mẹ bầu dễ mắc phải tình trạng trên. Sinh mổ càng nhiều thì nguy cơ bị nhau cài răng lược càng cao.

Hình thức chuẩn đoán

Bác sĩ thường thực hiện một số xét nghiệm để đảm bảo nhau thai không phát triển vào thành tử cung nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ nhất định.

Một số xét nghiệm phổ biến để kiểm tra nhau thai bao gồm xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) và xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ của alpha-fetoprotein.

Ai có nguy cơ mắc phải tình trạng này?

Một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này ở mẹ bầu gồm:

  • Nhau tiền đạo
  • Mang thai khi đã ngoài 35 tuổi
  • Nhau thai nằm ở phần dưới của tử cung
  • Bất thường ở tử cung, chẳng han như sẹo hoặc u xơ tử cung
  • Phẫu thuật tử cung trong quá khứ chẳng hạn như sinh mổ hoặc phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung…

Phương pháp điều trị nhau cài răng lược

Mỗi trường hợp của nhau cài răng lược đều khác nhau. Nếu xác định mẹ bầu mắc phải tình trạng này ra, bác sĩ sẽ lập ra một kế hoạch để đảm bảo em bé có thể chào đời một cách an toàn.

Nếu tình trạng ở mức độ nghiêm trọng, biện pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng. Đầu tiên, các bác sĩ tiến hành mổ bắt con. Tiếp theo, họ có thể thực hiện phẫu thuật cắt tử cung nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng mất máu nghiêm trọng có thể xảy ra nếu một phần hoặc toàn bộ nhau thai bị dính vào tử cung sau khi em bé chào đời.

Nếu bạn vẫn muốn được mang thai lần nữa thì bác sĩ phẫu thuật sẽ để lại một phần nhau thai trong tử cung nhằm giữ gìn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, khả năng gặp biến chứng khi mang thai cũng sẽ cao hơn và khả năng thụ thai thành công lại khá thấp.

Biến chứng có thể gặp phải

Nhau cài răng lược có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm:

  • Sinh non
  • Suy thận
  • Các vấn đề về đông máu
  • Xuất huyết nghiêm trọng
  • Suy thai hoặc hội chứng suy hô hấp ở người lớn.

Giống như tất cả các ca phẫu thuật khác, thực hiện sinh mổ và cắt tử cung để loại bỏ nhau thai ra khỏi cơ thể có thể gây ra các biến chứng cho người mẹ. Những biến.chứng có thể gặp như:

  • Phản ứng với việc gây mê
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Tăng khả năng xuất huyết
  • Tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác chẳng hạn như thận nếu nhau thai đã bám vào khu vực này.

Bên cạnh đó, rủi ro cho em bé trong khi sinh mổ là rất hiếm nhưng vẫn bao gồm chấn thương phẫu thuật hoặc các vấn đề về hô hấp. Đôi khi các bác sĩ sẽ để lại nhau thai nguyên vẹn trong cơ thể bạn, bởi vì nó có thể được đào thải dần theo thời gian. Nhưng làm như vậy có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Tắc mạch phổi
  • Xuất huyết âm đạo ảnh hưởng đến tính mạng
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung trong tương lai
  • Dễ gặp biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như sẩy thai, sinh non…

Có thể ngăn ngừa tình trạng này không?

Câu trả lời cho tình trạng này là không. Dù hiện nay nền y học rất phát triển nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra biện pháp để ngăn ngừa tình trạng nhau cài răng lược xảy ra trong thai kỳ.

Nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bạn sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn mà không gặp biến chứng lâu dài nào.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?
  • Mang thai khi đã mãn kinh, mẹ bầu cần lưu ý những gì?
  • 5 lợi ích của quả vải đối với phụ nữ mang thai không phải ai cũng biết
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tuyến tụy nhân tạo, tương lai của điều trị tiểu đường

(53)
Tuyến tụy nhân tạo có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, tuy nhiên đây vẫn mới chỉ là một ý tưởng.Tuyến tụy nhân tạo từ lâu đã là giấc ... [xem thêm]

Nguy cơ sẩy thai do dùng Fluconazol điều trị nhiễm nấm âm đạo

(32)
Nhiễm nấm âm đạo có thể gây viêm âm đạo. Đây là một điều thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thế nhưng nếu không biết cách điều trị nhiễm nấm âm ... [xem thêm]

Các phương pháp nội soi ung thư vú cho thai phụ

(43)
Tầm soát ung thư vú khi mang thai rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người hoang mang không biết các phương pháp này có an ... [xem thêm]

10 cách đơn giản giúp bạn loại bỏ mảng bám trên răng tại nhà

(60)
Không tốn kém nhiều chi phí nhưng những biện pháp loại bỏ mảng bám trên răng ngay tại nhà cũng mang lại hiệu quả đáng kể cho bạn!Trên thực tế, các phương ... [xem thêm]

Các loại mụn trứng cá và hướng điều trị

(68)
Mụn trứng cá (còn gọi là mụn) là vấn đề rất thường gặp ở nam và nữ tuổi trẻ và tuổi dậy thì. Mụn có thể từ mức độ nhẹ chỉ là mụn đầu đen ... [xem thêm]

Mỹ phẩm cho mẹ bầu: nên hay không? (Phần 1)

(53)
Hẳn bạn đã biết là khi mang thai thì có một số thói quen không nên thực hiện, như uống rượu bia hay hút thuốc. Ngoài ra, trong cẩm nang mẹ bầu còn nhiều lưu ... [xem thêm]

9 lợi ích và 5 tác dụng phụ của mít mẹ bầu nên biết

(26)
Mít là món ăn thơm ngon cũng như giàu dinh dưỡng. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều, sức khỏe mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng nhẹ bởi tác dụng phụ của mít đem ... [xem thêm]

Sự thật thú vị: Chạy bộ hàng ngày còn tốt hơn tập gym

(39)
Chạy bộ hàng ngày đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe lâu dài cho người chạy. Tăng cường vận động giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai hơn và tuổi thọ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN