Mannitol

(4.33) - 28 đánh giá

Tên gốc: mannitol

Tên biệt dược: Osmitrol®, Resectisol®, Aridol®

Phân nhóm: thuốc lợi tiểu

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Mannitol là gì?

Mannitol là một thuốc gây lợi tiểu. Mannitol được sử dụng để tăng lọc nước tiểu ở những người bị suy thận cấp. Thuốc làm tăng việc lọc nước tiểu giúp thận không bị tắc nghẽn và cũng tăng tốc độ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Mannitol cũng được sử dụng để làm giảm sưng tấy và áp lực bên trong mắt hoặc xung quanh não.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Mannitol cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiểu niệu:

Liều thử nghiệm chức năng thận trước khi bắt đầu điều trị: 0,2g/kg tiêm truyền tĩnh mạch trong 3−5 phút dẫn đến lưu lượng nước tiểu ít nhất 30−50 ml/giờ.

Liều thử nghiệm thứ hai có thể được dùng nếu lượng nước tiểu không tăng. Nếu không có đáp ứng sau liều thử nghiệm thứ hai, bệnh nhân cần được đánh giá lại:

  • Điều trị: bạn được dùng 300−400 mg/kg (21−28g đối với bệnh nhân 70 kg) hoặc lên đến 100g dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 15−20%/lần. Điều trị không nên lặp đi lặp lại ở những người mắc bệnh thiểu niệu dai dẳng;
  • Dự phòng (để sử dụng đối với các bệnh tim mạch và các loại phẫu thuật): tiêm truyền tĩnh mạch 50−100g, thường là dung dịch 5%, 10% hay 20% được sử dụng tùy thuộc vào các yêu cầu của bệnh nhân.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phù não:

Tiêm truyền tĩnh mạch 0,25−2g/kg dung dịch 15−20% trong ít nhất 30 phút, không dùng lặp lại hơn trong mỗi 6−8 giờ.

Liều dùng Mannitol cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Mannitol như thế nào?

Thuốc Mannitol được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc Mannitol phải được truyền tĩnh mạch chậm trong khoảng 1 giờ.

Để chắc chắn thuốc Mannitol cải thiện tình trạng của bạn và không gây tác hại, bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định thời gian điều trị của bạn bằng thuốc Mannitol. Chức năng tim cũng sẽ cần phải được kiểm tra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Mannitol?

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng:

  • Phát ban;
  • Khó thở;
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn mắc một trong các tình trạng sau:

  • Sưng tấy ở tay hoặc chân;
  • Lo âu, vã mồ hôi, khó thở nặng, ho có đờm, đau ngực;
  • Đau đớn hoặc khó tiểu tiện;
  • Cảm giác mê sảng, có thể ngất;
  • Đau, rát, ngứa ngáy hoặc da thay đổi nơi tiêm thuốc;
  • Triệu chứng mất nước − cảm thấy rất khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, mồ hôi nhiều hoặc da nóng và khô;
  • Dấu hiệu của sự mất cân bằng chất điện giải – khô miệng, khát nước, rối loạn, nhịp tim nhanh, đi tiểu nhiều, đau cơ hay yếu cơ, cảm thấy choáng váng, ngất xỉu hoặc co giật;
  • Dấu hiệu của vấn đề về thận − đi tiểu ít hoặc không;
  • Đau đớn hoặc khó tiểu tiện;
  • Sưng tấy ở bàn chân hoặc mắt cá chân;
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở.

Các tác dụng phụ thường gặp cụ thể bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Sốt, ớn lạnh, nhức đầu, sổ mũi;
  • Sưng, tăng cân nhanh chóng;
  • Đau ngực;
  • Nổi mẩn trên da;
  • Chóng mặt, mờ mắt.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Mannitol, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Mannitol, báo với bác sĩ biết nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Mannitol;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh thận nặng hoặc mạn tính, có tình trạng mất nước nghiêm trọng, bị sưng hoặc tắc nghẽn phổi.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Mannitol trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Mannitol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Mannitol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Mannitol gồm:

  • Asen trioxide;
  • Droperidol;
  • Levomethadyl;
  • Sotalol;
  • Tobramycin;
  • Cam thảo.

Thuốc Mannitol có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Mannitol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Đau thắt ngực (đau ngực nặng) không ổn định;
  • Ho nặng;
  • Ho ra máu;
  • Nhiễm trùng (ví dụ nhiễm trùng hô hấp trên hoặc dưới);
  • Bệnh phổi hoặc vấn đề về hô hấp khác (ví dụ như suy hô hấp);
  • Tràn khí màng phổi (không khí hoặc ga trong khoang ngực);
  • Co thắt phế quản do phép đo thông khí (vấn đề về hô hấp phép đo thông khí);
  • Phẫu thuật (ví dụ bụng, ngực hoặc mắt) gần đây – sử dụng một cách thận trọng. Có thể làm cho các tình trạng tồi tệ hơn;
  • Phình động mạch chủ hoặc phình mạch não (tim hoặc mạch máu có vấn đề);
  • Nhồi máu cơ tim hoặc gần đây mắc phải tình trạng này;
  • Tăng huyết áp (huyết áp cao) không kiểm soát được;
  • Đột quỵ gần đây – không được sử dụng ở những bệnh nhân với những tình trạng này. Có thể gây co thắt phế quản;
  • Bệnh thận – sử dụng một cách thận trọng. Các tác dụng có thể tăng lên vì thuốc chậm đào thải hơn ra khỏi cơ thể.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Mannitol như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Mannitol có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Mannitol có những dạng và hàm lượng sau: thuốc tiêm 5%, 10%, 15%, 20%, 25%.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vắc-xin giải độc tố bạch hầu

(94)
Tác dụngTác dụng của Vắc-xin giải độc tố bạch hầu là gì?Vắc-xin giải độc tố bạch hầu thuộc nhóm thuốc dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm ... [xem thêm]

Bromhexine

(82)
Tác dụngTác dụng của Bromhexine là gì?Bromhexine, có chứa hoạt chất bromhexin 8mg, thuộc nhóm thuốc hệ hô hấp, phân nhóm thuốc ho và cảm.Bromhexin 8mg được sử ... [xem thêm]

Thuốc Orlifit®

(84)
Tên gốc: orlistatTên biệt dược: Orlifit® – dạng viên nangPhân nhóm: thuốc trị béo phì.Tác dụngTác dụng của thuốc Orlifit® là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc ... [xem thêm]

Thuốc cyclosporine (thuốc nhỏ mắt)

(33)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc cyclosporine (thuốc nhỏ mắt) là gì?Loại thuốc này được dùng để điều trị chứng khô mắt do một loại bệnh ở mắt gây ... [xem thêm]

Trulicity®

(18)
Tên gốc: dulaglutidePhân nhóm: thuốc trị bệnh tiểu đườngTên biệt dược: Trulicity®Tác dụngTác dụng của thuốc Trulicity® là gì?Trulicity® là một loại thuốc ... [xem thêm]

Topralsin

(27)
Tên hoạt chất: Oxomemazin, guaifenesin, paracetamol, natri benzoatPhân nhóm: Thuốc ho & cảmTên biệt dược: TopralsinTác dụng của thuốc TopralsinTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Cycloserine là gì?

(75)
Tác dụngTác dụng của cycloserine là gì?Thuốc này được sử dụng chung với các loại thuốc khác để điều trị bệnh lao. Trong một số trường hợp, thuốc ... [xem thêm]

Bisolvon®

(61)
Tên gốc: bromhexin hydrochlorideTên biệt dược: Bisolvon®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc ho Bisolvon® là gì?Bạn dùng thuốc Bisolvon® để trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN