Lao xương và khớp (Lao cơ xương)

(4.05) - 23 đánh giá

Lao cơ xương hay còn gọi lao xương là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết. Vậy bệnh lao xương là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh lao xương là gì?

Lao xương, hay còn gọi lao cơ xương hay lao xương khớp, là một nhóm các nhiễm trùng nặng dẫn tới áp xe và cứng khớp ở những khu vực ảnh hưởng. Bệnh thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp hông hay khớp gối. Thực tế, lao xương là một dạng của bệnh lao ảnh hưởng đến cột sống, xương và khớp.

Triệu chứng bệnh lao xương là gì?

Sẽ rất khó để nhận ra các triệu chứng lao xương cho đến khi bệnh đã tiến triển. Lao xương khớp – cụ thể là lao cột sống – rất khó chẩn đoán vì nó không gây đau trong giai đoạn đầu và người bệnh có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Cho đến khi được bác sĩ chẩn đoán, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường rất nặng.

Một số triệu chứng bạn có thể để ý thấy khi mắc lao xương khớp như:

  • Đau lưng dữ dội
  • Sưng tấy
  • Cứng khớp
  • Áp xe

Khi bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Biến chứng thần kinh
  • Liệt nửa người
  • Trẻ có tứ chi ngắn
  • Dị tật xương

Ngoài ra, người bị lao xương có thể gặp hoặc không có các triệu chứng bình thường của bệnh lao như:

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Sụt cân

Bệnh lao xương có lây không?

Bệnh lao xương có lây không có lẽ là vấn đề nhiều người thắc mắc. Thực tế, bệnh xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bị vi khuẩn M. tuberculosis lây truyền. Các nguyên nhân chính gây bệnh lao này gồm:

  • Bệnh lao. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, nó có thể gây tổn thương các hạch bạch huyết, tuyến ức, bao gồm cả xương.
  • Vi khuẩn lây lan nhanh chóng từ người sang người qua không khí.
  • Điều trị không đúng cách. Nếu không điều trị những bệnh lao khác ngay từ đầu thì vi khuẩn sẽ di chuyển đến mạch máu của xương dài và gây ra lao xương.

Lao xương có nhiều nguy cơ xuất hiện hơn ở các quốc gia đang phát triển hoặc những người sống chung với bệnh AIDS.

Chẩn đoán lao xương

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để quan sát thấy những khu vực xương khớp bị phá hủy. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể cho thấy những tổn thương nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu hoặc khi xương chưa có sự thay đổi.

Chụp CT và MRI cũng giúp xác định bệnh. Chụp CT giúp phát hiện tổn thương xương, trong khi MRI giúp phát hiện những thương tổn ở mô mềm. MRI giúp phát hiện bệnh sớm và giúp bác sĩ quan sát rõ những tổn thương như u hạt ở cột sống. Xét nghiệm này cũng giúp đánh giá các biến chứng, khả năng đáp ứng với điều trị, từ đó giúp bác sĩ phân định rõ hơn các tổn thương đốt sống do chèn ép mô mềm liền kề và dây thần kinh. Do đó, MRI thường được chỉ định hơn chụp CT.

Trong trường hợp các xét nghiệm hình ảnh không hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu làm sinh thiết để chẩn đoán bệnh chính xác.

Điều trị lao xương khớp

Mặc dù lao xương có thể khiến bạn đau đớn, nhưng tổn thương này thường có thể hồi phục khi được điều trị sớm với chế độ thuốc phù hợp. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cần làm phẫu thuật cột sống, chẳng hạn như phẫu thuật cắt đốt sống.

Thuốc là phương pháp điều trị đầu tiên đối với lao xương khớp. Quá trình điều trị có thể kéo dài từ 6–18 tháng. Điều trị bao gồm:

  • Thuốc chống lao, chẳng hạn như rifampicin, isoniazid, ethambutol và pyrazinamide
  • Phẫu thuật

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lao phổi

(88)
Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. ... [xem thêm]

Cảm lạnh và cúm

(99)
Tìm hiểu chungCảm lạnh và cúm là bệnh gì?Cảm lạnh thông thường và cúm lúc đầu có thể tương tự, đều là những căn bệnh đường hô hấp và có thể gây ... [xem thêm]

Hội chứng Turcot

(18)
Tìm hiểu chungHội chứng Turcot là gì?Hội chứng Turcot là một tình trạng bệnh lý di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều bướu ... [xem thêm]

Xét nghiệm glucose nước tiểu

(60)
Tìm hiểu chungXét nghiệm glucose nước tiểu là gì?Xét nghiệm glucose nước tiểu (Glucose urine test) là cách nhanh chóng và đơn giản để kiểm tra nồng độ cao bất ... [xem thêm]

Màng tăng sinh trước võng mạc

(12)
Tìm hiểu chungMàng tăng sinh trước võng mạc là gì?Màng tăng sinh trước võng mạc xảy ra khi mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc. ... [xem thêm]

Viêm mô tế bào

(95)
Viêm mô tế bào là một bệnh da liễu do nhiễm vi khuẩn gây ra viêm ở lớp hạ bì và các mô dưới da. Các triệu chứng bệnh này thường khá tương đồng với ... [xem thêm]

Nấc

(53)
Tìm hiểu chungNấc là bệnh gì?Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở), co thắt ... [xem thêm]

Thoái hóa điểm vàng thể ướt

(100)
Tìm hiểu chungThoái hóa điểm vàng thể ướt là bệnh gì?Thoái hóa điểm vàng thể ướt là một bệnh mắt mãn tính, gây mờ mắt hoặc một điểm mù trong tầm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN