Mách mẹ cách nhận biết bé bú đủ sữa

(4.25) - 30 đánh giá

Với những người phụ nữ lần đầu làm mẹ, cảm giác lo lắng không biết bé bú đủ sữa hay chưa là điều rất thường gặp. Chỉ cần nắm vững một số dấu hiệu nhận biết là mẹ đã có thể yên tâm phần nào rồi đấy.

Bé bú đủ sữa mẹ là cách để con yêu phát triển và khôn lớn mỗi ngày. Nếu các mẹ còn đang phân vân về nguồn cung sữa tiết ra cho bé thì bài viết sau sẽ giúp mẹ nhận biết khi nào bé bú đủ và khi nào thiếu.

Những dấu hiệu cho thấy bé bú đủ sữa

Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, các chị em có thể quan sát những dấu hiệu sau để biết rằng lượng sữa bé bú đã đủ:

  • Vú mềm hơn sau khi cho con bú vì lượng sữa bé bú vào làm nhẹ bớt bầu vú, khiến chúng không còn căng tức. Bé cảm thấy thoải mái và thư giãn sau khi bú;
  • Bé tăng cân đều đặn kể từ mốc cân nặng khi sinh. Thông thường, tùy theo thể trạng và sự hấp thu, cân nặng của bé sẽ tăng lên khoảng 225g đến 2kg trong mỗi tháng trong những tháng sau sinh;
  • Bé cưng sẽ làm ướt ít nhất 6 chiếc tã mỗi ngày sau khi bú sữa. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên, khi các bé chỉ nhận được sữa non giàu chất dinh dưỡng, bé chỉ làm ướt 1 hoặc 2 miếng tã mỗi ngày. Sau khi con bắt đầu nhận được sữa mẹ thường xuyên, bé sẽ bắt đầu tiểu nhiều hơn;
  • Trong tháng đầu tiên, bé đại tiện 3 lần mỗi ngày và phân thường có màu vàng nâu trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi sinh. Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, (khi con được từ 4 đến 6 tháng tuổi) nhu động ruột hoạt động trở lại ít nhất một lần mỗi ngày.

Những dấu hiệu nào cho thấy bé cưng không nhận đủ lượng sữa cần thiết?

  • Bé liên tục giảm cân. Nếu con không bắt đầu tăng cân sau sinh 5 ngày, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được nhận những lời khuyên về sức khỏe;
  • Bé làm ướt ít hơn 6 chiếc tã trong vòng 24 giờ sau 5 ngày sau sinh. Bé đi ngoài phân ít và sẫm màu sau 5 ngày đầu tiên;
  • Nước tiểu của bé sẫm màu, giống như màu nước ép táo. Nếu nước tiểu của bé nhợt nhạt hoặc ít có thể do bé uống không đủ chất lỏng cần thiết. Vậy nên đây cũng có thể là dấu hiệu bé thiếu sữa hoặc nước;
  • Trông bé mệt mỏi và lừ đừ. Bé ngủ ngay khi mẹ cho bé bú ti, nhưng sau đó con lại quấy khóc khi bạn ngưng cho bé bú. Mắt và miệng bé có dấu hiệu khô. Bé dường như không cảm thấy no ngay cả khi bạn cho bú hơn một giờ. Vú không mềm hơn sau khi cho con bú. Hiếm khi bé nuốt sữa trong khi đang bú.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé yêu trong những tháng đầu đời. Các mẹ có thể quan sát những dấu hiệu gợi ý trên để có biện pháp làm tăng tiết sữa và giúp bé bú đủ sữa nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thông tin mẹ nên biết về chứng dị ứng trứng ở trẻ

(97)
Trứng nhìn chung được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, các thành phần trong trứng hầu như là có ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy vào loại trứng ... [xem thêm]

Điều trị khó thở tại nhà bằng 7 mẹo cực đơn giản

(23)
Điều trị khó thở tại nhà đối với những trường hợp nhẹ được rất nhiều người quan tâm. Chỉ với những mẹo nhỏ, bạn có thể giải quyết được ... [xem thêm]

Mách nàng công sở cách làm salad ngon miệng lại đẹp mắt

(72)
Nếu bạn muốn có bữa trưa bổ dưỡng mà vẫn duy trì vóc dáng và tiết kiệm thời gian, hãy thử ngay cách làm salad cực kỳ ngon mắt khiến bạn không nỡ ăn!Các ... [xem thêm]

Hiểu về nguyên nhân bị hắc lào và cách phòng bệnh hiệu quả

(44)
Có nhiều nguyên nhân bị hắc lào mà bạn dễ dàng mắc phải trong sinh hoạt thường ngày. Việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn biết cách phòng ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp khi con bạn bị bệnh vẩy nến

(74)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Con đường lây lan của bệnh thủy đậu

(100)
Bệnh thủy đậu có lây không? Câu trả lời là rất dễ lây. Nếu bạn chưa được tiêm phòng và chưa bao giờ bị thủy đậu, nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc ... [xem thêm]

Mẹ nên cho bé bú trong bao lâu?

(60)
Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm âm đạo

(59)
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN