Tìm hiểu chung
Xuất huyết dưới kết mạc là bệnh gì?
Xuất huyết dưới kết mạc là một bệnh xuất huyết khá phổ biến, người bệnh sẽ có dấu hiệu đỏ mắt. Sự khởi phát đột ngột các tia máu đỏ sáng bất thường có thể đáng báo động cho bệnh nhân và người nhà.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xuất huyết dưới kết mạc là gì?
Bệnh nhân “mắt đỏ” có nhiều triệu chứng đáng ngờ. Những người bị xuất huyết dưới kết mạc trực tiếp thường không có triệu chứng về thị lực, không đau. Thông thường, bệnh nhân chỉ biết mắt mình đỏ khi soi gương hoặc nghe người khác nói.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất huyết dưới kết mạc là các khu vực phân ranh giới của máu thoát ra ngoài mạch bên dưới bề mặt của mắt, dấu hiệu này khá dễ nhận biết và chẩn đoán.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh xuất huyết dưới kết mạc?
Xuất huyết dưới kết mạc thường không có nguyên nhân rõ ràng. Trong những trường hợp nặng, xuất huyết dưới kết mạc có thể là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm liên quan đến các bộ phận khác (nếu không thuyên giảm trong 24 giờ) hoặc giác mạc (trầy xước giác mạc do mang kính sát tròng quá lâu) và đôi khi, xuất huyết dưới kết mạc xuất hiện do chấn thương mắt, chẳng hạn như:
- Tai nạn, té ngã ảnh hưởng mắt;
- Ho, nôn, hắt hơi, nghẹn và chà xát (mức độ nghiêm trọng liên quan đến thời gian mắc có thể gây đau, rách và thay đổi thị lực);
- Tăng huyết áp khi làm việc quá sức.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh xuất huyết dưới kết mạc?
Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính, thường chỉ ở một bên mắt, rất ít khi xuất hiện trên cả 2 mắt. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết dưới kết mạc?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Có chấn thương hoặc nhiễm trùng trước đó;
- Tai nạn do hóa chất;
- Các yếu tố nguy cơ bao gồm: dùng kính áp tròng, luyện tập, nâng hoặc đẩy vật nặng quá mức, cao huyết áp, bệnh đi kèm.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh xuất huyết dưới kết mạc?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua việc đo thị lực và kiểm tra phản xạ mắt bằng đèn pin. Tiền sử bệnh và đánh giá tình trạng bệnh nhân có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và đưa ra giải pháp xử lý.
Nếu bạn bị đỏ mắt do xuất huyết dưới kết mạc, bác sĩ cần xác định xem máu có thoát ra từ mạch dưới mắt không, lượng máu này thường được hấp thụ trở vào mạch 1-2 tuần sau đó mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì hoặc mù lòa.
Bác sĩ không được chỉ định can thiệp đông máu trừ khi có chảy máu võng mạc hoặc tái xuất huyết nhiều lần.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh xuất huyết dưới kết mạc?
Một số bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dưới kết mạc cần được điều trị nhãn khoa khẩn cấp mặc dù phần lớn trường hợp bao gồm xuất huyết dưới kết mạc diện rộng chỉ cần chăm sóc bình thường.
Bệnh này không có phương pháp điều trị cụ thể, thay vào đó bác sĩ cần phải bảo đảm rằng các tổn thương chỉ là bên ngoài và bệnh tự khỏi trong vòng 1-3 tuần.
Nếu tái phát thì bác sĩ sẽ:
- Kê đơn axit ascorbic (vitamin C) viên 500 mg;
- Một số can thiệp y khoa khác.
Nếu bệnh gây tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và kiểm soát trường kỳ để loại trừ nguyên nhân do bệnh lý khác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xuất huyết dưới kết mạc?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh mắt thường xuyên, rửa mắt với nước lạnh hoặc che mắt bằng khăn sau khi ngâm trong nước;
- Có chế độ ăn uống cân bằng giữ cho huyết áp ổn định và đem lại lợi ích cho mạch máu mắt;
- Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bị thương tích.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.