Phòng chống và điều trị dị ứng theo mùa ở trẻ em

(4.5) - 40 đánh giá

Tìm hiểu chung

Dị ứng theo mùa là bệnh gì?

Mùa xuân-mùa đâm chồi nảy lộc và nếu bạn là một trong hàng ngàn người bị dị ứng theo mùa, sẽ bị hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi và các một số triệu chứng khó chịu khác. Bệnh dị ứng theo mùa còn gọi là bệnh sốt mùa hè và viêm mũi dị ứng có thể làm cho bạn khó chịu. Tuy nhiên, trước khi bạn thay tất cả cây cỏ trong nhà bằng hoa nhựa và cỏ nhân tạo, hãy thử các cách đơn giản được đề cập ở phần điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà để kiểm soát bệnh dị ứng theo mùa. Dị ứng theo mùa ít phổ biến hơn trong mùa đông nhưng bạn cũng có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Các cây khác nhau phát ra phấn hoa tương ứng tại những thời điểm khác nhau trong năm. Tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng và nơi sống, bạn có thể bị sốt mùa hè hơn một mùa trong năm. Bạn cũng có thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong nhà chẳng hạn như nấm mốc hoặc lông vật nuôi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dị ứng theo mùa là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dị ứng theo mùa phân loại từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu thường gặp nhất có thể bao gồm:

  • Hắt hơi;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Chảy nước và ngứa mắt;
  • Ngứa xoang, cổ họng hoặc ống tai;
  • Tắc nghẽn tai;
  • Chảy dịch mũi sau.

Một số triệu chứng ít phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Nhức đầu;
  • Khó thở;
  • Thở khò khè.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa người mắc bệnh sốt mùa hè và hen suyễn. Nếu bạn có cả bệnh sốt mùa hè và hen suyễn, dị ứng theo mùa của bạn có thể kích hoạt cơn hen suyễn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh dị ứng theo mùa?

Dị ứng theo mùa xảy ra khi hệ miễn dịch xác định một chất trong không khí được coi là vô hại và nguy hiểm. Nó tạo ra phản ứng với chất đó hoặc gây dị ứng bằng cách phóng thích một số chất histamine và các hóa chất khác vào máu của bạn. Những hóa chất đó tạo ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Một số chất gây dị ứng phổ biến của bệnh dị ứng theo mùa có thể khác nhau từ mùa này sang mùa khác:

  • Mùa xuân. Người ta tin rằng cây cỏ chịu trách nhiệm đối với hầu hết dị ứng theo mùa xuân;
  • Mùa hè. Thủ phạm thực sự của dị ứng mùa hè là cỏ. Theo Hiệp hội hen suyễn và dị ứng Hoa Kỳ, cỏ là tác nhân phổ biến nhất kích hoạt bệnh ở những người bị bệnh sốt mùa hè;
  • Mùa thu. Mùa thu là mùa hoa cúc vàng. Phấn hoa của chúng là một chất gây dị ứng rất phổ biến và các triệu chứng của dị ứng hoa cúc vàng có thể đặc biệt nghiêm trọng.
  • Mùa đông. Mùa đông hầu hết các chất gây dị ứng ngoài trời đều không hoạt động. Kết quả là thời tiết lạnh lại cứu trợ cho nhiều người bị bệnh này.

Một số chất gây dị ứng trong nhà thường dễ dàng loại bỏ khỏi môi trường của bạn hơn so với phấn hoa ngoài trời.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh dị ứng theo mùa?

Dị ứng theo mùa là bệnh rất phổ biến. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng theo mùa?

Nếu ba mẹ bạn bị bệnh di ứng theo mùa thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh dị ứng theo mùa?

Dị ứng theo mùa thường dễ dàng chẩn đoán hơn các dị ứng khác. Nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm, đó là dấu hiệu điển hình bạn bị dị ứng theo mùa. Bác sĩ cũng có thể khám tai, mũi, họng để chẩn đoán. Việc kiểm tra dị ứng thường là không cần thiết. Điều trị đối với viêm mũi dị ứng có thể sẽ là như nhau bất kể chất gây dị ứng nào mà bạn phản ứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh dị ứng theo mùa?

Điều trị tốt nhất cho dị ứng theo mùa là tránh các yếu tố gây bệnh. Thuốc cũng được khuyến khích để điều trị các triệu chứng của sốt mùa hè. Một số người còn có thể thử các phương pháp điều trị thay thế.

Tránh các yếu tố gây bệnh

Bạn nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh các chất gây dị ứng theo mùa, ví dụ như sử dụng máy điều hòa không khí với bộ lọc HEPA để làm mát nhà của bạn trong mùa hè, chứ không phải là quạt trần. Kiểm tra thời tiết địa phương về các dự báo phấn hoa và cố gắng ở lại trong nhà khi số lượng phấn hoa cao. Vào những thời gian của năm khi sốt mùa hè của bạn hoạt động, bạn nên:

Thuốc

Khi bạn không thể ngăn chặn các chất gây dị ứng, các phương pháp điều trị có sẵn bao gồm:

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chích thuốc dị ứng. Chúng là phương pháp miễn dịch có thể giúp làm giảm sự nhạy cảm của hệ miễn dịch với chất gây dị ứng.

Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể có tác dụng phụ không mong muốn chẳng hạn như buồn ngủ, chóng mặt và lú lẫn.

Phương pháp điều trị thay thế

Một số người tin rằng phương pháp điều trị thay thế sau đây có thể giúp giảm triệu chứng:

Và cần nhiều nghiên cứu thêm để tìm hiểu liệu những phương pháp điều trị thay thế có hiệu quả không.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dị ứng theo mùa?

Bác sĩ thường khuyến khích việc giảm nguy cơ dị ứng theo mùa. Một số mẹo hữu ích có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng này gồm:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

7 lợi ích tuyệt vời của Berberine

(53)
Berberine là một hợp chất alkaloid, có màu vàng và được tìm thấy trong các loại cây khác nhau như Hoàng liên gai, Mao lương hoa vàng, Chi hoàng liên, nho Oregon, Chi ... [xem thêm]

5 mẹo giúp bạn bền bỉ hơn khi tập luyện marathon

(54)
Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những người bị suy thận thường phải phụ thuộc vào gia đình và bạn bè nhiều hơn và có nguy cơ cao mắc ... [xem thêm]

Bạn có nghĩ người châu Á khỏe mạnh hơn người châu Âu?

(68)
Người châu Âu thường có vóc dáng to lớn và điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn, song điều này không có nghĩa là họ khỏe mạnh hơn người châu Á chúng ta.Có ... [xem thêm]

Máy làm sữa hạt: Trợ thủ nấu sữa tươi cho bạn mỗi ngày

(32)
Máy làm sữa hạt sẽ là trợ thủ đắc lực nếu bạn không muốn uống sữa đóng chai nhưng lại quá bận để có thể tự tay nấu sữa hạt mỗi ngày. Nhờ ... [xem thêm]

9 sự thật cần biết về bệnh rung tâm nhĩ

(78)
Rung tâm nhĩ là bệnh xảy ra khi quá trình bơm máu bình thường của tâm nhĩ bị phá vỡ. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ. Để quá trình ... [xem thêm]

48 tuần

(39)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Lúc này bé đã có thể tự mình bước đi. Nếu con bạn lúc này vẫn chưa biết đi thì sớm thôi bé sẽ bắt ... [xem thêm]

Phồng đĩa đệm là gì? Cách chữa phồng đĩa đệm

(31)
Bạn đã biết phồng đĩa đệm là gì không? Thật ra, đó là một tình trạng của thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều ... [xem thêm]

9 bài tập tốt cho nhóm cơ thắt lưng chậu

(67)
Việc thực hành những bài tập phù hợp có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe cũng như độ linh hoạt của nhóm cơ thắt lưng chậu.Cơ thắt lưng chậu bao gồm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN