Mẹ bầu ăn đậu phộng cần cẩn thận để không gặp nguy

(3.69) - 77 đánh giá

Mẹ bầu ăn đậu phộng là điều có thể cũng như có lợi bởi đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đề phòng nguy cơ dị ứng.

Bà bầu ăn đậu phộng được không là thắc mắc của không ít phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia, mẹ bầu ăn đậu phộng hoặc bơ đậu phộng hoàn toàn không thành vấn đề nếu như bạn không bị dị ứng với loại thực phẩm này.

Cẩn trọng với dị ứng đậu phộng ở bà bầu

Dị ứng với đậu phộng và các loại hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Các triệu chứng có thể xuất hiện nếu mẹ bầu ăn đậu phộng và cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này bao gồm:

  • Ngứa ran trong miệng
  • Đau bụng hoặc buồn nôn
  • Phát ban, nổi mề đay
  • Khó thở
  • Sưng lưỡi
  • Sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng. Nếu xảy ra sốc, huyết áp sẽ giảm xuống đột ngột, đường hô hấp thắt chặt, nhịp tim tăng lên, có thể xảy ra nôn mửa nghiêm trọng.

Thông thường, dị ứng đậu phộng được chẩn đoán trong vòng hai năm đầu đời của bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng tiếp xúc, dị ứng có thể không xuất hiện đến nhiều năm sau. Do đó, nếu sau khi mẹ bầu ăn đậu phộng nhưng lại thấy các triệu chứng như trên, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất.

Lợi ích khi mẹ bầu ăn đậu phộng

Một số lợi ích tích cực khi bà bầu ăn đậu phộng bao gồm:

Cung cấp chất sắt

Tất cả các loại hạt, bao gồm cả đậu phộng, rất giàu chất sắt. Bà bầu đậu phộng nguyên hạt với mức phải sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Bà bầu ăn đậu phộng tốt cho xương

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ bị loãng xương do cơ thể lúc này sẽ phải cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của bé yêu, do đó việc ăn các thực phẩm tốt cho xương, chẳng hạn như đậu phộng, sữa, phô mai, sữa tươi sẽ giúp giảm thiểu những vấn đề về xương có thể gặp phải.

Cung cấp chất béo không bão hòa

Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là axit oleic. Đây là chất có ích cho sức khỏe tim tim mạch. Bà bầ bầu ăn một nắm đậu phộng luộc mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa phát triển bệnh tim trong tương lai.

Mẹ bầu ăn đậu phộng bổ sung calo

Nếu bạn bị thiếu cân khi mang thai, thì đậu phộng luộc là món ăn có thể giúp bạn tăng cân đấy. Hạt đậu phộng không những ngon mà chúng còn chứa nhiều calo, protein giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh.

Cải thiện tiêu hóa

Mẹ bầu ăn đậu phộng giúp bổ sung chất xơ. Hàm lượng chất xơ trong đậu phộng được biết là có tác dụng giảm táo bón khi mang thai. Các bà mẹ sắp sinh có thể thêm một lượng nhỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày để loại bỏ các vấn đề về ruột.

Ăn đậu phộng trong thai kỳ

Dị ứng đậu phộng cũng giống như các dị ứng khác, có xu hướng di truyền. Nếu không dị ứng với đậu phộng, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức món ăn này trong thời gian mang thai. Ngược lại, nếu cơ thể bạn phản ứng lại khi ăn đậu phộng, hãy cẩn thận với món ăn này mọi lúc. Đậu phộng có thể xuất hiện trong một số loại thực phẩm, bao gồm:

  • Kẹo chocolate
  • Kẹo ngọt: kẹo mè xửng, kẹo gương, kẹo kéo…
  • Ngũ cốc
  • Các món ăn có thêm đậu phộng
  • Các sản phẩm chế biến tại các địa điểm cũng xử lý sản phẩm từ đậu phộng.

Thật ra, đậu phộng chứa nhiều protein và folate. Đây là những chất được khuyến khích bổ sung trong thời kỳ mang thai để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt ở khu vực não và xương sống.

Tất nhiên, sở thích ăn uống và cảm nhận của mẹ bầu có thể thay đổi đáng kể trong thời gian mang thai. Nếu đậu phộng không nằm trong danh sách được cho phép, hãy tìm nguồn thực phẩm chứa protein và folate khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thai phụ có thể sử dụng kẹo ngậm ho không?

(94)
Cảm cúm, viêm họng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong thời gian bầu bì, thai phụ không thể tùy tiện sử dụng thuốc. Do đó, kẹo ngậm ho là ... [xem thêm]

Không tự ý điều trị quai bị tại nhà để phòng ngừa biến chứng

(58)
Quai bị là bệnh lây nhiễm nhanh do virus mumps gây ra. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 3-4 tuần nhưng nếu người bệnh không biết cách chăm sóc bản thân thì sẽ ... [xem thêm]

Chế độ ăn chay – Dưỡng chất cần thiết

(85)
Là một người ăn chay có nghĩa là gì? Chế độ ăn chay giới hạn hoặc loại trừ việc tiêu thụ thịt động vật hoặc các sản phẩm từ động vật. Có nhiều ... [xem thêm]

Mẹ có nên đong đưa khi cho bé ngủ không?

(47)
Bé nằm trên võng hoặc ghế rung sẽ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, việc rung lắc mạnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Vậy có nên ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn các biện pháp điều trị bệnh đái tháo đường típ 2

(47)
Cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh, thói quen tập thể dục và điều trị bằng thuốc. Đây là những ... [xem thêm]

Hút mỡ

(62)
Tìm hiểu chungHút mỡ là gì?Hút mỡ là một phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện hình dáng cơ thể bạn bằng cách lấy phần mỡ dưới da ra. Kỹ thuật hút mỡ ... [xem thêm]

Nguy cơ từ mùi hương có thể độc hại như… thuốc lá

(55)
Phần lớn phụ nữ đều thích thơm tho mà quên mất rằng nguy cơ từ mùi hương có thể gây tổn hại cho sức khỏe về lâu dài sau này. Bạn rất ưa thích và ... [xem thêm]

Làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ hay không?

(81)
Nếu bé bú bình, việc xác định lượng sữa bé uống không quá khó. Tuy nhiên, khi bú mẹ, làm sao biết bé bú đủ sữa mẹ lại là một thử thách. Nếu đây là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN