Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ)

(3.5) - 21 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (gestational) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu. Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Một trong các dấu hiệu là thường xuyên khát nước

Bênh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khô miệng
  • Cảm thấy mệt mỏi.

Một số triệu chứng trên cũng có thể xuất hiện trong quá trình mang thai và không phải là dấu hiệu bệnh điển hình. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu quan ngại về bất cứ triệu chứng nào mình gặp phải.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đườg thai kỳ.

Tất cả phụ nữ mang thai đều có chất kháng insulin vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhưng một số người có chất đề kháng insulin trước cả khi mang thai, thường do béo phì. Những phụ nữ này có nhu cầu tăng cao về insulin khi mang thai và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như nếu bạn:

  • Trên 25 tuổi
  • Có người thân mắc bệnh tiểu đường
  • Thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Mắc một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose
  • Dùng một số loại thuốc như glucocorticoid (đối với bệnh hen suyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần)
  • Từng mắc tiểu đường thai kỳ
  • Từng sinh bé có cân nặng lớn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ?

Trong lần khám tiền sản đầu tiên vào tuần thứ 8 đến 12 của thai kỳ, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi để xác định xem bạn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Trong trường hợp có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ, bạn sẽ cần làm thử nghiệm sàng lọc bao gồm:

Xét nghiệm sàng lọc thử glucose

Bác sĩ cho bạn uống dung dịch glucose và sẽ lấy máu để xét nghiệm sau 1 giờ.

Bạn sẽ được chẩn đoán khỏe mạnh nếu lượng đường máu dưới 130-140 mg/dl hoặc 7,2-7,8 mmol/l.

Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và cần phải tiến hành phương pháp dung nạp glucose để xác định tình trạng của mình.

Theo dõi xét nghiệm dung nạp glucose

Bác sĩ sẽ đo lượng đường trong máu khi bạn đang đói. Sau đó, bạn sẽ uống dung dịch glucose nồng độ cao.

Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu 3 tiếng một lần.

Nếu có ít nhất hai trong các chỉ số đường máu cao hơn mức bình thường, bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ?

Việc điều trị tiểu đường thai kỳ có thể giúp bạn và bé khỏe mạnh. Một số phương pháp giúp bạn có chỉ số đường huyết bình thường, bao gồm:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn tập các môn thể thao có cường độ cao hơn. Bạn không nên tập thể dục với các bài tập bằng lưng trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Tiêm insulin nếu cần thiết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Ăn uống lành mạnh: chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, bạn cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Bạn cũng cần chú ý đến quy mô bữa ăn.
  • Luôn luôn vận động: đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể luyện tập trong 30 phút, bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngắn hơn.
  • Giảm cân trước khi mang thai: giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Bạn cần tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài khi giảm cân, chẳng hạn như có trái tim khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn và tự tin vào bản thân.

Vậy bạn đã biết tiểu đường thai kỳ là gì rồi phải không? Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm kích thích glucagon

(32)
Tìm hiểu chungXét nghiệm kích thích glucagon là gì?Xét nghiệm kích thích glucagon là xét nghiệm bác sĩ đề nghị bạn phải kiểm tra để xem cơ thể có sản xuất ... [xem thêm]

Hẹp động mạch cảnh

(79)
Định nghĩaHẹp động mạch cảnh là bệnh gì?Hẹp động mạch cảnh là tình trạng động mạch cảnh bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Động mạch cảnh là động mạch ... [xem thêm]

Dị ứng mủ nhựa

(61)
Dị ứng mủ nhựa hay dị ứng mủ cao su là tình trạng xảy ra khi bạn tiếp xúc với mủ nhựa tự nhiên. Phản ứng dị ứng xuất hiện từ nhẹ đến nặng và ... [xem thêm]

Màng tăng sinh trước võng mạc

(12)
Tìm hiểu chungMàng tăng sinh trước võng mạc là gì?Màng tăng sinh trước võng mạc xảy ra khi mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc. ... [xem thêm]

Vết nhện cắn

(93)
Tìm hiểu chungVết nhện cắn là tình trạng gì?Nhện hiếm khi cắn người trừ khi bị đe dọa nhưng nhiều người vẫn rất sợ chúng. Hầu hết các vết cắn của ... [xem thêm]

Suy nhược thần kinh

(38)
Tìm hiểu chungSuy nhược thần kinh là bệnh gì?Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm

(69)
Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và làm ... [xem thêm]

Vô niệu

(27)
Tìm hiểu chungVô niệu là gì?Vô niệu hoặc khó tiểu xảy ra khi thận không sản xuất nước tiểu. Ban đầu, bạn có thể có nước tiểu ít và sau đó là vô ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN