Lối sống khỏe mạnh: An toàn thực phẩm trong và sau điều trị ung thư

(4.23) - 75 đánh giá

An toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt đối với bệnh nhân trong và sau điều trị ung thư.

Bệnh ung thư và các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương/tế bào gốc đều có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Điều này dẫn tới hệ miễn dịch khó bảo vệ bạn tránh khỏi ngộ độc thức ăn.

Ngộ độc thức ăn gây ra do ăn phải các thực phẩm có chứa các vi khuẩn, kí sinh trùng hay virus gây hại.

Các bước đơn giản để an toàn thực phẩm

Các mẹo sau đây có thể giúp giảm nguy cơ ngộ độc thức ăn. Hãy hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe về các bước đặc biệt mà bạn nên làm và thời gian thực hiện

Mua sắm thông minh

  • Không mua các thực phẩm lưu trữ hay trưng bày ở các khu vực bẩn
  • Không mua trái cây hay rau quả bị hư hay bầm.
  • Không mua đồ hộp đã bị nứt, lõm, hay phồng
  • Khi sắp kết thúc mua sắm mới lấy các thực phẩm có nguy cơ bị ươn và hãy giữ lạnh trên đường về nhà.

Chuẩn bị và làm sạch thực phẩm cẩn thận

  • Rửa sạch tất cả các trái cây và rau quả tươi dưới vòi nước và lau khô bằng khăn sạch hoặc khăn giấy.
  • Làm sạch phần trên của lon trước khi mở.
  • Sau khi chuẩn bị thức ăn, hãy rửa tay trong 20 giây bằng nước ấm và xà phòng. Đặc biệt chú ý đến các vùng giữa các ngón tay và dưới móng tay.
  • Làm sạch đồ dùng và bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng.
  • Khử trùng nhà bếp và thớt bằng cách dùng 1 muỗng cà phê chất tẩy trắng lỏng, không mùi pha trong 1 lít nước.

Ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo

  • Giữ thịt sống, thịt gia cầm và cá hoặc các dịch từ chúng xa thực phẩm khác. Vi khuẩn có thể lây lan thông qua đường tiếp xúc với thực phẩm hoặc chất lỏng từ nó, gây nhiễm khuẩn chéo.
  • Không súc rửa thịt hoặc gia cầm sống vì nó có thể lây lan vi khuẩn sang các bề mặt gần đó.
  • Rửa tất cả các dụng cụ mà bạn đã sử dụng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm sống như là dụng cụ bếp, thớt và đĩa, trước khi sử dụng chúng cho các thực phẩm khác hoặc thịt đã nấu chín.
  • Dùng một cái thớt riêng để chuẩn bị thịt, cá và thịt gà chưa nấu chín. Không bao giờ sử dụng nó cho trái cây, rau, hoặc các thực phẩm ăn liền khác chưa được nấu chín.

Vứt bỏ đồ ăn cũ

  • Ăn thực phẩm đóng hộp và đóng gói trước ngày hết hạn. Tốt nhất là sử dụng hết trước ngày ghi nên sản phẩm.
  • Dùng thức ăn được giữ trong tủ lạnh trong vòng 3 đến 4 ngày. Sau thời gian đó, vứt bỏ đi. Ngay cả khi thực phẩm có vẻ không có mùi hoặc không bị hư hỏng, nhưng nó vẫn có thể không an toàn. Một số vi khuẩn như Listeria có thể phát triển trên các thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.

Thận trọng khi đi ăn ngoài

  • Nếu ăn ở nhà hàng, tránh các bữa tiệc buffet và quầy salad, nơi mà thức ăn được để lâu và tiếp xúc với nhiều người. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn khi một ai đó nhiễm vi-rút, thường là norovirus hoặc vi khuẩn khác
  • Nếu mang thức ăn về, hãy đựng các túi sử dụng một lần, thay vì giữ trong khay. Cất lạnh ngay khi bạn về nhà.
  • Chọn các nhà hàng sạch sẽ và nấu ngay khi bạn yêu cầu

Nấu đồ ăn đúng nhiệt độ

Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra được nhiệt độ bên trong của tất cả gia cầm và thịt. Ví dụ, một nên làm bánh hamburger ở nhiệt độ tối thiểu trung bình (71˚C). Danh sách về nhiệt độ nấu cho các loại thực phẩm được khuyến cáo trên foodsafety.gov.

Làm lạnh thức ăn kịp thời

Làm lạnh hoặc làm đông các thực phẩm dễ hỏng trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua (sớm hơn nếu trong thời tiết ấm áp). Nấu ăn đúng cách sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng vẫn có thể phát triển trên thực phẩm đã nấu chín nếu bị để ngoài quá lâu. Thực phẩm được cất giữ trong tủ lạnh nên được để ở mức dưới 4˚C. Và thực phẩm được lưu trữ trong tủ đông nên được giữ dưới 0˚C.

Rã đông đúng cách

Hãy rã đông thực phẩm trong ngăn lạnh thay vì để ngoài nhiệt độ phòng. Bạn cũng có thể rã động thực phẩm trong nước lạnh hoặc trong lò vi sóng, nhưng phải nấu ngay khi rã đông.

Tránh một số thực phẩm

Một số thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn như là:

  • Trái cây và rau quả tươi chưa được rửa, đặc biệt là các loại rau lá vì bụi và các tác nhân nhiễm bẩn khác có thể bị che mất
  • Rau mầm sống, chẳng hạn như cỏ linh lăng hoặc giá đỗ
  • Thịt bò sống hoặc chưa nấu chín, đặc biệt là thịt bò xay, hoặc các loại thịt và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín khác
  • Xúc xích lạnh hoặc món thịt nguội cho bữa trưa, bao gồm cả xúc xích khô, chưa nấu chín. Luôn nấu hoặc hâm nóng những thực phẩm này cho đến khi thấy hơi nóng bốc lên
  • Pa tê lạnh
  • Động vật có vỏ như hàu sống hoặc chưa nấu chín
  • Cá xông khói
  • Một số loại cá, dù sống hay chín đều có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao
  • Sushi và sashimi, thường có cá sống. Cá đông lạnh thương mại, đặc biệt là những loại cá được dán nhãn “sushi” hay “sashimi”, thì an toàn hơn các loại cá khác, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
  • Đồ uống chưa tiệt trùng, chẳng hạn như nước ép trái cây chưa tiệt trùng, sữa tươi, sữa chua thô hoặc rượu táo
  • Các loại phô mai mềm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng, chẳng hạn như pho mát xanh, Brie, Camembert, feta, phô mai dê, và phô mai trắng hoặc blanco
  • Trứng chưa nấu chín, chẳng hạn như trứng lòng đào, trứng ốp la; trứng sống, chưa tiệt trùng; hoặc thực phẩm làm từ trứng sống, chẳng hạn như bột bánh quy tự làm hay sốt mayonnaise tự làm
  • Salad được chế biến sẵn với trứng, giăm bông, thịt gà hoặc hải sản

Xem xét nguồn nước của bạn

Một số nguồn nước, như là nước giếng, có thể chứa vi khuẩn hoặc hóa chất gây hại. Nước máy cung cấp cho cộng đồng tốt cho những người khỏe mạnh, nhưng nó chưa được kiểm tra độ an toàn đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Sử dụng bộ lọc nước để loại bỏ bào tử và bào xác, cũng như các chất hữu cơ vi lượng và các kim loại nặng để nấu thức ăn và uống. Hãy đề nghị nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn tư vấn về một bộ lọc nước mà bạn có thể mua được.

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Tùy thuộc vào mầm bệnh, các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau. Các triệu chứng thường giống như trong bệnh viêm dạ dày ruột

  • Tiêu chảy
  • Đau dạ dày hoặc quặn bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau cơ

Thời gian xuất hiện các triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều. Có thể trong vòng vài giờ đến 10 ngày sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm độc. Đối với một số vi sinh vật, chẳng hạn như viêm gan A, có thể mất đến 6 tuần từ khi phơi nhiễm đến lúc xuất hiện triệu chứng. Đa phần, mọi người bắt đầu cảm thấy ốm trong vài giờ hoặc vài ngày đầu sau khi bị nhiễm.

Khi bạn nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm

  • Gọi bác sĩ ngay. Điều trị sớm rất quan trọng
  • Uống một ít nước để khỏi mất nước
  • Giữ lại các thực phẩm nghi ngờ hay các vật liệu dùng để đóng gói, vì bác sĩ của bạn có thể muốn kiểm tra
  • Nếu bạn bị bệnh do ăn thức ăn ở nhà hàng hay các quán ăn công cộng khác, hãy gọi cho cơ sở y tế địa phương, nhờ đó, bạn có thể giúp nhiều người khác tránh bị bệnh.

Tài liệu tham khảo

Food Safety During and After Cancer Treatment

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Đỗ Hồ Tĩnh Tâm - Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U nguyên bào tuỷ ở trẻ em: Chẩn đoán

(66)
Bài viết này giới thiệu về danh sách các xét nghiệm, thủ thuật và chẩn đoán hình ảnh thường quy được bác sĩ sử dụng để tìm ra nguyên nhân của một ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Yếu tố nguy cơ

(77)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh u ... [xem thêm]

Khối u diệp thể giáp biên và ác tính

(19)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về ... [xem thêm]

Thông tin cho phụ huynh: Lối sống lành mạnh

(57)
Hướng dẫn chung Việc cha mẹ giúp trẻ thiết lập lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe sau này là điều quan trọng. Các yếu tố như tập thể dục, ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Nghiên cứu mới nhất

(60)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về những nghiên cứu khoa học đang được ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Xét nghiệm và thủ thuật y khoa

(29)
Phần này cung cấp thông tin về xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, và những thủ thuật khác. Đồng thời mô tả những phương pháp có thể giúp trẻ thư giãn hoặc ... [xem thêm]

Sống sót sau ung thư

(90)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Một người đã bị ung thư thường được gọi là người sống sót sau ung thư. Đôi khi, ... [xem thêm]

Chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư

(74)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Tất cả những người sống sót sau ung thư nên được chăm sóc theo dõi. Chăm sóc theo dõi ung thư có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN