Viêm kết mạc cấp tính

(4.07) - 96 đánh giá

Bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch nếu như mỗi người không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Bệnh thường xảy ra do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Do đó, dân gian thường gọi bệnh lý này với tên đau mắt đỏ.

Vậy viêm kết mạc là gì? Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là gì? Làm sao để điều trị và phòng bệnh hiệu quả? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là gì?

Viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ) là tình trạng kết mạc – một lớp màng trong suốt đi dọc theo mí mắt và bao phủ lên tròng trắng của mắt – bị sưng lên do viêm, gây đỏ và đau nhức. Bạn có thể bị đau mắt đỏ ở một hoặc cả hai mắt.

Mặc dù tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và nhìn mất thẩm mỹ nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh thường xảy ra do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus nên có khả năng lây truyền khá cao. Do đó, khi phát hiện bản thân bị đau mắt đỏ, hãy chủ động tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ngược lại, nếu có người thân, bạn bè gặp tình trạng này, bạn nên hạn chế tiếp xúc gần với họ.

Những ai thường bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ)?

Viêm kết mạc là một bệnh tương đối phổ biến, có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh này. Dịch đau mắt đỏ thường hay xảy ra vào mùa thu.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Khi kết mạc bị viêm, các mạch máu bên trong sưng và giãn rộng khiến cho phần tròng trắng của mắt có những đường màu đỏ. Trong trường hợp bị viêm kết mạc dị ứng, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở mắt. Các chất gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, lông vật nuôi và bụi trong nhà.

Trong trường hợp viêm kết mạc do nhiễm virus, mắt sưng lên và khô nên bạn sẽ chảy nhiều nước mắt. Còn với trường hợp nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ thấy nhức và tấy, đau âm ỉ bên mắt bị đỏ.

Những triệu chứng thường thấy khác gồm:

  • Ngứa ở một hoặc cả hai mắt
  • Cảm thấy khó chịu ở mắt
  • Tiết nhiều dịch ở mắt và có thể đóng thành màng/ ghèn trong lúc ngủ khiến bạn khó mở mắt ra vào buổi sáng
  • Chảy nước mắt nhiều

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám nếu thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mà cho là do đau mắt đỏ gây ra. Căn bệnh này rất dễ lây trong vòng hai tuần sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Do đó, chữa trị sớm không chỉ giúp bạn mau khỏi bệnh mà còn bảo vệ những người xung quanh.

Ngoài ra, bạn không nên tự ý chữa trị ở nhà có khả năng sẽ mắc các bệnh về mắt khác có cùng triệu chứng nhưng nghiêm trọng và khó điều trị hơn viêm kết mạc.

Nguyên nhân bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm kết mạc. Các nguyên nhân chính bao gồm dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus và do vật lạ tác động. Có thể kể đến một số trường hợp cụ thể như:

  • Nhiễm khuẩn gây bệnh đường hô hấp như tụ cầu khuẩn Staphylococcus và liên cầu khuẩn Streptococcus
  • Nhiễm virus, thường là virus gây cảm lạnh thông thường
  • Dị ứng phấn hoa hoặc bụi, lông thú nuôi
  • Hóa chất bắn vào mắt
  • Trẻ mới sinh bị tắc tuyến lệ (tuyến tạo ra nước mắt)

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm kết mạc (đau mắt đỏ)?

Bạn cần biết các nguy cơ lây nhiễm để tránh lây nhiễm cho người khác cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân mình. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước mắt hoặc ngón tay, khăn tay của người bệnh
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Thường dùng kính áp tròng, đặc biệt là kính áp tròng một tuần (loại kính có thể đeo liên tục trong 7 ngày thay vì phải tháo bỏ trước khi ngủ)

Chẩn đoán bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Các bác sĩ thường đưa ra được chẩn đoán sau khi quan sát các triệu chứng, khám lâm sàng mắt và hỏi một số thông tin để suy đoán nguyên nhân. Nếu không tìm được nguyên nhân gây viêm, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm mắt để loại trừ các bệnh lý khác cũng có những biểu hiện tương tự.

Điều trị viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Trường hợp bị viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh ở dạng dung dịch nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Bạn có thể giảm cộm dưới mí mắt bằng cách chườm ấm. Những người bị đau mắt đỏ này thường cảm thấy đỡ hơn nhiều trong vòng 48 giờ sau điều trị và thường khỏi trong 1 tuần.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
Trường hợp bị nhiễm virus, sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Lúc đó, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt giúp tăng độ ẩm trong mắt kết hợp chườm ấm giảm sưng. Đau mắt đỏ do virus thường được cải thiện trong 1–2 tuần nhưng có thể kéo dài hơn.

Nếu bị viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt có hoạt chất kháng histamin để giảm viêm, phối hợp cùng thuốc trị nghẹt mũi nhằm giảm các triệu chứng dị ứng. Bạn có thể chườm mát ở mắt để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Viêm kết mạc dị ứng có thể xuất hiện theo mùa.

Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc dù ở trẻ em hay người lớn đều có khả năng gây viêm giác mạc, làm ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ làm giảm thiểu tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm kết mạc là giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Ngay cả khi đã bị đau mắt đỏ, việc thực hiện vệ sinh tốt cũng sẽ giúp bệnh mau khỏi cũng như không lây truyền cho người xung quanh. Hãy lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bất cứ ai đang bị đau mắt đỏ hoặc chính bản thân bị
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây
  • Sử dụng khăn tắm, khăn lau mặt và các đồ dùng cá nhân riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình
  • Vứt mỹ phẩm dùng cho mắt đã cũ và không dùng chung mỹ phẩm mắt với những người khác
  • Tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây ra dị ứng nếu có thể
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Không chạm hay dụi mắt đang bị viêm
  • Không đeo kính áp tròng cho đến khi điều trị kết thúc

Ngoài ra, bạn cần có phương pháp vệ sinh mắt cẩn thận, nhất là những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng hoặc phải trang điểm mắt. Khi đi bơi ở hồ bơi đông người, bạn nên rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ mắt. Tránh dùng chung khăn mặt và mỹ phẩm hay cọ chung với người khác. Khi bị đỏ mắt hoặc chảy ghèn nhiều, bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh nấm Coccidioidomycosis

(66)
Tìm hiểu chungBệnh nấm Coccidioidomycosis là gì?Bệnh nấm Coccidioidomycosis (hay sốt thung lũng) là một loại bệnh nhiễm nấm được gây ra bởi nấm Coccidioides. ... [xem thêm]

Dị ứng hải sản có vỏ

(88)
Tìm hiểu chungDị ứng hải sản có vỏ là gì?Dị ứng hải sản có vỏ là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đối với protein ... [xem thêm]

Thừa sắt

(11)
Tìm hiểu về thừa sắtThừa sắt là gì?Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thông thường, ruột hấp thụ đúng ... [xem thêm]

Loạn thị

(17)
Tìm hiểu chungLoạn thị là bệnh gì?Loạn thị là tình trạng sức khỏe nhẹ thường gặp, xảy ra khi mặt trước mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể có độ cong ... [xem thêm]

Rách sụn chêm

(33)
Sụn chêm tại khớp gối là hai mảng sụn nằm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới. Sụn chêm có vai trò hấp thụ bớt lực và hỗ trợ ... [xem thêm]

LDL cholesterol

(36)
Tìm hiểu chungLDL cholesterol là bệnh gì?Cholesterol là chất sáp trong chất béo ở máu. Mặc dù cholesterol rất quan trọng cho việc hình thành màng tế bào, vitamin D, ... [xem thêm]

Sa tử cung (Sa sinh dục)

(100)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

Bệnh u hạt Wegener

(85)
Tìm hiểu chungBệnh u hạt Wegener là gì?Bệnh u hạt Wegener, còn gọi là bệnh u hạt viêm đa khớp, là một rối loạn không phổ biến xảy ra khi các mạch máu ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN