Khối u diệp thể giáp biên và ác tính

(4.24) - 19 đánh giá

Biên dịch: Hoàng Thu Hà

Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về khối u diệp thể ác tính và giáp biên. Bài viết mô tả khối u diệp thể, các triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị.

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thảo luận với bác sĩ điều trị.

Khối u diệp thể giáp biên hoặc ác tính là gì?

Khối u diệp thể (hay còn gọi là u phyllode) là sự tăng trưởng của các tế bào hình thành một cục cứng trong vú.

  • Các khối u diệp thể có thể là:
    • Lành tính (không phải ung thư)
    • Ác tính (ung thư)
    • Giáp biên (nằm giữa ranh giới lành tính và ác tính)
  • Khối u diệp thể thường được điều trị bằng phẫu thuật.
  • Hầu hết mọi người có khối u diệp thể giáp biên không có vấn đề gì thêm sau điều trị.
  • Đối với những người có khối u diệp thể ác tính, tiên lượng sau điều trị thường là tốt.

Các triệu chứng của khối u diệp thể

  • Có thể sờ thấy các khối u như là cục cứng, nhẵn trong vú.
  • Đôi khi khối ú có thể nhìn thấy như chỗ phồng nhẵn dưới da.
  • Thỉnh thưởng khối u diệp thể phát triển nhanh và trở lên rất to.
  • Khối u diệp thể đôi khi được phát hiện ra trong khi sàng lọc vú thường quy trước khi chúng gây nên các triệu chứng có thể nhận thấy rõ.

Ai bị?

Khối u diệp thể giáp biên và ác tính là hiếm gặp.

Chúng phổ biến nhất ở phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi chưa qua mãn kinh, mặc dầu có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào.

Khối u diệp thể cũng có thể xuất hiện ở nam giới, mặc dù rất hiếm.

Chẩn đoán

Khối u diệp thể được chẩn đoán bằng nhiều xét nghiệm, có thể gồm:

  • Chụp nhũ ảnh (chụp X quang vú)
  • Siêu âm (sử dụng sóng siêu âm để tạo nên ảnh)
  • Sinh thiết lõi (sử dụng một kim rỗng để lấy một mẫu mô vú để quan sát dưới kính hiển vi – một vài mẫu mô có thể được lấy cùng lúc).

Bác sĩ cũng có thể gợi ý bạn cần được chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra một seri các hình ảnh của bên trong vú. MRI không làm cơ thể bạn phơi nhiễm với phóng xạ tia X.

Khối u diệp thể thường khó chẩn đoán do chúng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý vú khác, như là tình trạng vú lành tính được gọi là u xơ tuyến vú. Bác sĩ có thể không chắc chắn về chẩn đoán cho đến khi cả khối u được lấy ra và được xem xét. Đôi khi khối u sẽ cần được gửi tới một bệnh viện khác để đánh giá thêm.

Điều trị khối u diệp thể giáp biên và ác tính?

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là điều trị chính cho khối u diệp thể giáp biên và ác tính.

Có hai loại phẫu thuật chính sau:

  • Phẫu thuật bảo tồn vú: loại bỏ khối u với diện cắt rộng của mô vú bình thường xung quanh khối u
  • Phẫu thuật đoạn nhũ: cắt bỏ toàn bộ tuyến vú bao gồm cả núm vú.

Loại phẫu thuật được khuyến nghị sẽ phụ thuộc vào vị trí khối u và kích thước khối u tương quan với kích thước của vú. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận với bạn.

Khối u giáp biên và ác tính hiếm khi lan tới các hạch bạch huyết vùng nách, nên sẽ thường không cần nạo vét hạch nách trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên bác sĩ phẫu thuật sẽ xem xét từng trường hợp và khuyến nghị phẫu thuật tốt nhất.

Xem thêm bài viết Phẫu thuật ung thư là gì?

Điều trị bổ trợ (bổ sung)

Sau phẫu thuật một số người có thể cần điều trị thêm, được gọi là điều trị bổ trợ.

Nếu bạn ở trường hợp này, bác sĩ sẽ nói cho bạn biết liệu có các thử nghiệm lâm sàng nào mà bạn có thể tham gia.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.

Khối u diệp thể ác tính nhiều khả năng sẽ được điều trị bằng xạ trị sau phẫu thuật để làm giảm nguy cơ tái phát tại vú đã phẫu thuật. .

Xem thêm bài viết Giới thiệu về phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư

Hóa trị

Hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư bằng các thuốc chống ung thư.

Trong khi nhiều người có khối u diệp thể thường không phải hóa trị thì hóa trị có thể được chỉ định nếu khối u diệp thể ác tính đã lan ra ngoài vú.

Xem thêm bài viết: Kiến thức cơ bản cần biết về hóa trị

Theo dõi sau điều trị

Khối u diệp thể giáp biên hoặc ác tính thường không tái phát sau điều trị, mặc dầu đôi khi khối u có thể tái phát trở lại. Nguy cơ tái phát cao hơn với khối u ác tính.

Bạn sẽ được đề nghị khám theo dõi trong nhiều năm phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn.

Sau điều trị, bạn có thể được chụp nhũ ảnh đều đặn. Nếu bạn được phẫu thuật bảo tồn vú, bạn sẽ được chụp nhũ ảnh cả hai vú. Nếu bạn được phẫu thuật đoạn nhũ, có hoặc không tái tạo vú, thì bạn sẽ chỉ được chụp nhũ ảnh ở vú còn lại.

Bạn cũng có thể được siêu âm.

Điều quan trọng là hiểu về vú và gọi cho điều dưỡng chăm sóc vú hoặc đi đến khám bác sĩ đa khoa nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi ở vú, bất kể những thay đổi này xuất hiện sớm hay muộn sau chẩn đoán khối u diệp thể.

Hỗ trợ thêm

Có khối u diệp thể giáp biên hoặc ác tính có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và cô lập. Mắc loại u vú hiếm gặp có thể làm bạn thêm lo lắng. Tuy nhiên có nhiều người có thể hỗ trợ bạn, nên đừng ngần ngại hỏi sự giúp đỡ nếu bạn cần. Hãy để cho người khác biết cảm giác của bạn, nhất là gia đình và bạn bè để họ có thể hỗ trợ bạn.

Một số người có thể thấy hữu ích khi chia sẻ cảm giác và mối lo ngại của họ với điều dưỡng hoặc bác sĩ. Nếu bạn muốn nói chuyện sâu hơn về cảm giác và mối lo ngại của bạn trong một khoảng thời gian thì nhân viên tư vấn hoặc nhà tâm lý học có thể thích hợp hơn.

Tài liệu tham khảo

Phyllodes tumours borderline malignant.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bảo vệ khả năng sinh sản của trẻ nam mắc ung thư

(14)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp ... [xem thêm]

Chảy máu và các mảng bầm tím trong điều trị ung thư

(18)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra các vấn ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Khi điều trị không hiệu quả

(34)
Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương Hiệu đính: Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu “Có vẻ như chúng tôi đã bỏ cuộc, nhưng tôi biết sẽ không như vậy. ... [xem thêm]

Thể dục trong điều trị ung thư

(39)
Tập thể dục là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị ung thư. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục đều đặn có thể cải thiện ... [xem thêm]

Thiếu máu trong điều trị ung thư ở trẻ em

(23)
Biên dịch: BS. Đào Thị Thu Hằng Hiệu đính: BS. Lê Thỵ Phương Anh Bệnh nhi ung thư có thể bị giảm các tế bào hồng cầu, được gọi là thiếu máu. Một số ... [xem thêm]

Tổng quan về ung thư gan

(15)
Ung thư gan là gì? Ung thư gan là ung thư xuất phát từ các loại tế bào của gan. Gan có kích thước cỡ trái banh bầu dục nằm ở vùng bụng trên bên phải, bên ... [xem thêm]

Tác dụng phụ dài hạn của điều trị ung thư

(53)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Nhiều người đã điều trị ung thư có nguy cơ phát triển các tác dụng phụ dài hạn. ... [xem thêm]

Điều trị cơn đau do ung thư

(14)
Vào một số thời điểm nhất định trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể sẽ trải qua một vài cơn đau. Nhưng có nhiều phương pháp điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN