Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Xét nghiệm và thủ thuật y khoa

(4.06) - 29 đánh giá

Phần này cung cấp thông tin về xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, và những thủ thuật khác. Đồng thời mô tả những phương pháp có thể giúp trẻ thư giãn hoặc ngủ trong lúc thực hiện thủ thuật.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán và theo dõi sức khoẻ của trẻ.

  • Xét nghiệm sinh hoá máu đo nồng độ các chất được tạo ra trong cơ thể. Các trị số cao hay thấp hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh.
  • Công thức máu đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu, bao gồm cả những loại bạch cầu khác nhau. Công thức máu cũng đo số lượng hemoglobin (protein giúp vận chuyển oxy trong máu) và hematocrit (phần trăm máu được tạo bởi hồng cầu) giúp chẩn đoán và theo dõi nhiều bệnh, bao gồm thiếu máu và nhiễm khuẩn.
  • Phết máu ngoại biên cung cấp thông tin về số lượng và hình dạng các loại tế bào máu.

Các loại tế bào máu

Tuỷ xương là mô mềm có hình dạng giống bọt biển, nằm ở trung tâm của xương. Tuỷ xương tạo nên các tế bào sau:

  • Tiểu cầu giúp hình thành cục máu đông, cầm máu và lành vết thương. Khi số lượng tiểu cầu thấp, trẻ có thể dễ bị chảy máu và bầm tím.
  • Hồng cầu chứa một protein là hemoglobin giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Hồng cầu thấp gây ra thiếu máu và làm trẻ mệt mỏi, khó thở và chóng mặt.
  • Bạch cầu giúp cơ thể chống nhiễm trùng và bệnh tật. Bạch cầu có nhiều loại bao gồm: bạch đầu đa nhân trung tính (neutrophils), bạch cầu lympho (lymphocytes), bạch cầu đơn nhân (monocytes), bạch cầu ái toan (eosinophils), và bạch cầu ái kiềm (basophils). Khi số lượng bạch cầu thấp, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Khi số lượng bạch đầu đa nhân trung tính (neutrophils) thấp thì khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể giảm.
  • Xét nghiệm sinh hoá máu đo nồng độ của các chất trong máu như natri, kali, mỡ, đạm. Bất thường về số lượng (cao hoặc thấp) một chất nào đó có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc là tác dụng phụ của điều trị.

Chụp cắt lớp, xét nghiệm và thủ thuật

Những phương pháp dưới đây giúp chẩn đoán và theo dõi sức khoẻ của trẻ:

  • Chụp mạch máu là một thủ thuật quan sát các mạch máu và dòng chảy mạch máu. Trẻ sẽ nằm trên một bàn nhận tia X hoặc trong máy CT hoặc MRI trong lúc chụp hình ảnh các mạch máu và dòng chảy mạch máu. Thuốc tương phản được tiêm vào mạch máu để quan sát chỗ bị tắc nghẽn nếu có.
  • Sinh thiết là một thủ thuật nhằm lấy mẫu mô hay tế bào để nhà giải phẫu bệnh xem xét hoặc thực hiện các xét nghiệm khác và cuối cùng báo kết quả bệnh học. Có nhiều phương pháp sinh thiết khác nhau. Các phương pháp sinh thiết thường gặp là:
    • Sinh thiết một phần chỉ lấy một mẫu mô.
    • Sinh thiết trọn lấy toàn bộ một khối hay khu vực nghi ngờ
    • Sinh thiết kim nhỏ lấy một mẫu mô hay dịch với một kim nhỏ.
    • Chọc hút tuỷ xương là một thủ thuật trong đó một mẫu tuỷ xương (mô mềm có hình dạng giống bọt biển ở trung tâm của xương tạo nên hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) được lấy ra. Và thường được lấy ở xương chậu, xương ức, hoặc xương đùi, sau đó được gửi đến phòng xét nghiệm để quan sát dưới kính hiển vi. Thủ thuật này giúp chẩn đoán một số loại ung thư, nhiễm khuẩn, và các rối loạn về máu. Một vùng da nhỏ và bề mặt xương ở bên dưới sẽ được gây tê. Sau đó một loại kim chuyên dụng được chọc vào xương. Một mẫu dịch tuỷ xương được lấy ra cùng với ống tiêm gắn với đầu kim. Thủ thuật này có thể thực hiện cùng lúc với sinh thiêt tuỷ xương.
  • Xạ hình xương kiểm tra vùng bất thường hay phát hiện tình trạng huỷ xương. Có thể sử dụng xạ hình xương để chẩn đoán khối u xương hay ung thư di căn xương. Xạ hình xương cũng có thể chẩn đoán gãy xương, viêm xương, hoặc vấn đề khác của xương. Trước khi xạ hình xương, một lượng rất nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch và đi khắp cơ thể. Chất phóng xạ tập hợp lại trong xương và được phát hiện bởi máy xạ hình (máy chụp hình bên trong cơ thể). Trẻ sẽ nằm yên trong khi máy xạ hình di chuyển lên xuống. Máy không chạm vào trẻ.
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) được sử dụng để tạo loạt hình ảnh chi tiết của một vùng bên trong cơ thể. Máy tính liên kết với máy phát tia X sẽ tập hợp các hình ảnh tạo ra từ nhiều góc nhìn khác nhau và tạo ra hình ảnh không gian ba chiều của các mô và cơ quan. Chụp CT có thể giúp chẩn đoán bệnh, lập kế hoạch điều trị, hoặc theo dõi đáp ứng điều trị. Trẻ sẽ nằm trên bàn, có thể di chuyển trượt ra vào máy CT. Máy CT di chuyển ra sau, ra trước và chụp hình. Đôi khi chất tương phản được tiêm vào mạch máu hoặc dùng đường uống, giúp tạo sự tương phản để thấy rõ mô hay cơ quan bên trong cơ thể.
  • MRI (chụp cộng hưởng từ) giúp nhìn thấy khối u và những thay đổi khác của mô. Máy sử dụng một nam châm mạnh và sóng radio để tạo những hình ảnh chi tiết về các mô và cơ quan. Những hình ảnh có thể phân biệt mô lành và mô bệnh. MRI đặc biệt hữu ích trong khảo sát não, tuỷ sống, mô mềm khớp, và bên trong xương. Trẻ sẽ được đặt nằm trên bàn và đẩy vào một buồng dài hình tròn. Máy MRI có thể phát ra tiếng ồn lớn và đều đặn. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu trong không gian kín, hãy thông báo cho nhân viên y tế biết. Đôi khi, chất tương phản được tiêm vào tĩnh mạch để tạo nên sự tương phản giúp phát hiện rõ tế bào ung thư.
  • Chụp PET (chụp cắt lớp positron) tái tạo hình ảnh chi tiết các vùng bên trong cơ thể và xác định các vị trí có nồng độ glucose cao. Bởi vì tế bào ung thư sử dụng glucose nhiều hơn tế bào bình thường, chụp cắt lớp positron giúp phát hiện tế bào ung thư bên trong cơ thể. Trước khi thực hiện, một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch. Trong suốt quá trình thao tác, trẻ sẽ nằm yên trên bàn, được di chuyển qua một máy quét để tạo ra hình ảnh.
  • Chọc dò tuỷ sống sử dụng một kim nhỏ để chọc vào phần thấp của cột sống và lấy dịch não tuỷ kiểm tra hoặc để cho thuốc. Trẻ sẽ được gây tê phần da và vùng thấp của lưng. Trong suốt quá trình thực hiện, trẻ sẽ nằm cuộn tròn người hoặc ngồi nghiêng về trước với đầu được kê trên gối. Sau thủ thuật, trẻ cần phải nằm đầu bằng trong vài giờ. Thủ thuật có thể gây đau một thời gian ngắn.
  • Xét nghiệm dấu ấn ung thư đo số lượng của các chất được gọi là dấu ấn ung thư trong mô, máu, nước tiểu hay loại dịch khác của cơ thể. Dấu ấn ung thư thường được tạo ra nhiều hơn bởi các tế bào ung thư. Xét nghiệm này có thể kết hợp với các xét nghiệm khác để chẩn đoán ung thư, lên kế hoạch điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị cũng như giúp phát hiện ung thư tái phát. Một mẫu (có thể là phân, máu, nước tiểu, hoặc dịch cơ thể khác hoặc mô, phụ thuộc vào dấu ấn cần đo) sẽ được lấy và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.gov/publications/patient- ducation/children-with-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư thận: Các loại điều trị

(16)
Biên dịch: Phạm Trường Đăng Minh Hiệu đính: BS. Nguyễn Tiến Đồng Được phê duyệt bởi Ban biên tập Cancer.Net, 08/2019 TRONG BÀI VIẾT NÀY NÀY: Bạn sẽ tìm ... [xem thêm]

Điều trị cơn đau do ung thư

(14)
Vào một số thời điểm nhất định trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể sẽ trải qua một vài cơn đau. Nhưng có nhiều phương pháp điều trị ... [xem thêm]

Tạo nên sự khác biệt

(98)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Những người đã trải qua điều trị ung thư thường muốn hỗ trợ người bị ung thư. Cho ... [xem thêm]

Ung thư vú dạng viêm

(39)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS.CK1 Nguyễn Trần Bảo Chi Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng bệnh ung thư là gì?

(13)
Phục hồi chức năng bệnh ung thư là gì? Ung thư và điều trị ung thư thường gây ra các vấn đề về thể chất, tâm thần và nhận thức. Những vấn đề này ... [xem thêm]

Mất cảm giác ngon miệng và sụt cân trong ung thư

(85)
Người dịch: BS. Lê Thị Mai Anh Người hiệu đính: BS Lê Thỵ Phương Anh Mất cảm giác ngon miệng hoặc không cảm thấy đói là một tác dụng phụ phổ biến của ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 11 – Con đường phía trước

(44)
Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp ... [xem thêm]

Bệnh Paget vú

(37)
Biên dịch: Hoàng Thu hà Hiệu đính: Vũ Thị Minh Hương Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về bệnh Paget vú (còn được gọi là bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN