Liệu pháp Chelation cho người mắc bệnh tim mạch

(3.92) - 43 đánh giá

Làm thế nào để kiểm soát được cân nặng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng gặp những vấn đề liên quan chẳng hạn như đau tim?

Giảm cân luôn là thử thách đối với mọi người và sẽ càng khó khăn hơn nữa nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch. Nếu bạn đang có những thắc mắc làm thế nào để giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giảm cân và bệnh tim mạch

Việc thừa cân làm tăng nguy cơ mắc gặp các vấn đề về tim mạch. Nếu bạn đang mắc bệnh, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh nên trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Các báo cáo đã chỉ ra rằng những người có mỡ bụng quá nhiều (trên 101cm đối với nam và 90cm đối với nữ) thường có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Bạn có thể thực hiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên để giúp cân nặng trở lại mức ổn định. Dưới đây là các mẹo dành cho bạn:

1. Thay đổi lượng calo

Có hai thay đổi chính trong thói quen sinh hoạt bạn có thể thực hiện để cân bằng calo: ăn ít hơn (thay đổi chế độ ăn uống) và đốt cháy nhiều calo hơn so với những gì bạn ăn (thay đổi tần suất hoạt động thể chất). Vì vậy, để giảm cân một cách lành mạnh, các chuyên gia khuyến cáo nên cắt giảm chế độ ăn uống của bạn xuống từ 500 calo mỗi ngày.

2. Ăn uống lành mạnh

Các chuyên gia nói rằng việc tăng lượng trái cây và rau củ trong bữa ăn hàng ngày là một trong những phương pháp lý tưởng nhất bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hạn chế lượng calo nạp vào cũng như giảm cân mà không ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt và bánh mì thô) thay vì ngũ cốc trắng (như gạo trắng và bánh mì trắng)
  • Ăn hải sản thay cho thịt đỏ và thịt gia cầm
  • Sử dụng dầu (như dầu ô liu) để thay thế chất béo rắn (ví dụ như bơ)
  • Sử dụng các sản phẩm ít hoặc không chứa chất béo
  • Bớt ăn những món nhiều muối
  • Chọn thức ăn và đồ uống chứa ít đường
  • Chọn các món ăn chế biến bằng cách hấp, nướng hoặc luộc thay vì chiên, xào.

3. Vận động nhiều hơn

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì tập luyện thể thao điều độ cũng sẽ giúp bạn giảm cân, kiểm soát trọng lượng cơ thể và huyết áp hiệu quả hơn. Thêm vào đó, vận động còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Mỗi cá nhân sẽ có cường độ và hình thức tập luyện khác nhau để giảm cân một cách an toàn. Bạn có thể thử một số gợi ý dưới đây:

  • Đi bộ nhanh 5 ngày/tuần
  • Nhắm tới mục tiêu luyện tập ít nhất 30 phút/ lần
  • Tăng cường các nhóm cơ chính ở cánh tay, chân, lưng, ngực, bụng, hông và vai bằng cách nâng tạ có trọng lượng nhẹ đến vừa phải. Bên cạnh việc giúp bạn giảm cân, tập luyện sức mạnh cũng có thể đem đến hiệu quả trong nỗ lực giảm mỡ bụng và duy trì khối lượng cơ.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề tim mạch, điều quan trọng là đừng cố gắng quá sức mà hãy trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để tìm ra cân nặng cần giảm phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể lực. Lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ trong việc bảo vệ sức khỏe của trái tim cũng như giúp duy trì cân nặng lý tưởng.

Chúc bạn áp dụng những mẹo trên thành công!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nào nên cho bé ăn các sản phẩm làm từ sữa?

(85)
Các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, sữa bò, phô mai mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe trẻ em. Tùy thuộc vào từng loại thức ăn và độ tuổi ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh

(61)
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể bạn không tự tạo ra được. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung loại vitamin này qua chế độ ăn uống ... [xem thêm]

Bệnh cường giáp: Thông tin từ A-Z cho bạn

(13)
Bệnh cường giáp còn gọi là hội chứng cường giáp, cường giáp, cường chức năng tuyến giáp. Các triệu chứng cường giáp xuất hiện trên toàn bộ cơ thể ... [xem thêm]

Bản năng tình dục ở tuổi dậy thì

(55)
Điều gì xảy ra trong tuổi dậy thì? Khi tuổi dậy thì bắt đầu, não bộ sẽ gửi những tín hiệu đến các cơ quan đích của cơ thể để cơ thể bắt đầu ... [xem thêm]

Bệnh về da liên quan đến nghề nghiệp

(68)
Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp ... [xem thêm]

Đau vú

(67)
Định nghĩaĐau vú (đau ngực) là bệnh gì?Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Nhiều phụ nữ bị đau thường ... [xem thêm]

Bệnh loạn thị: Vấn đề không chỉ riêng ai

(90)
Bệnh loạn thị là một vấn đề nhãn khoa có nguy cơ xảy ra ở mọi độ tuổi. Do hình dạng bất thường của giác mạc, nên hình ảnh thu được vào mắt sẽ ... [xem thêm]

21 công thức làm sinh tố protein cực nhanh

(49)
Nếu bạn đã ngán uống những loại sữa protein đơn điệu, hãy thử ngay công thức làm sinh tố protein thơm ngon hấp dẫn, bổ sung protein cần thiết giúp bạn tăng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN