Dùng phấn rôm em bé đúng cách để không gây hại cho trẻ

(3.86) - 55 đánh giá

Phấn rôm em bé được dùng để giữ cho da trẻ khô thoáng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sản phẩm này với một số loại ung thư nhất định.

Nhiều bố mẹ vẫn ưa chuộng sử dụng phấn rôm hàng ngày nhằm mục đích chống hăm tã hoặc rôm sảy cho con yêu. Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng nếu lạm dụng loại phấn này có thể gây hại đến trẻ. Vậy liệu phấn rôm có thật sự mang lại những ảnh hưởng xấu? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Mối quan ngại về phấn rôm em bé

Rủi ro thường gặp nhất xung quanh việc sử dụng sản phẩm này là những bụi phấn có thể xâm nhập vào đường sinh sản của phụ nữ. Đã có một số báo cáo về việc tìm thấy hạt phấn xuất hiện trong khối u buồng trứng ở chị em sử dụng phấn rôm hàng ngày lên bộ phận sinh dục của mình.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát biểu rằng mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào giữa nguy cơ ung thư buồng trứng và việc dùng phấn nhưng vẫn có những liên kết rõ ràng về tình trạng viêm nhiễm của ung thư khi sử dụng quá nhiều sản phẩm kể trên.

Vì thế, các bác sĩ khuyên bố mẹ nên cân nhắc cũng như cẩn thận khi sử dụng phấn rôm cho bé gái vì bột phấn có thể đi qua âm đạo, đặc biệt là bạn sử dụng sản phẩm này cho bé nhiều lần trong ngày.

Làm thế nào để sử dụng phấn rôm em bé?

Bột talc hoặc bột bắp trong phấn rôm có thể gây hại cho trẻ sơ sinh vì con có thể hít các hạt nhỏ trong bột và dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của phổi. Để ngăn ngừa tình trạng này, trước tiên bạn hãy đổ bột phấn lên tay, để cách xa trẻ một chút, sau đó vỗ nhẹ lên tã, thay vì dùng trực tiếp lên da con. Cách này để giảm bớt bụi mà bé có thể hít vào.

Đôi khi không cần dùng phấn rôm cho trẻ

Nhiều người nghĩ rằng việc dùng phấn rôm em bé là điều cần thiết nhưng thật ra lại không phải vậy. Con yêu không cần phải phụ thuộc vào phấn để giữ cho tã và dùng da dưới mông được thông thoáng. Bên cạnh đó, có khá nhiều loại thuốc mỡ cũng như kem để trị chứng hăm tã với thành phần lành tính để thay thế cho phấn rôm. Vì vậy, tùy vào tình trạng da của con mà bạn nên cân nhắc việc sử dụng phấn hay không.

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng rôm sảy và kích ứng da của bé bằng cách thay tã thường xuyên. Nếu biết con vừa đi tiêu tiểu, bạn có thể cho bé bỏ tã một thời gian ngắn để làn da ở vùng mặc tã được thông thoáng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực phẩm bạn nên kiêng khi đến ngày “đèn đỏ”

(47)
Trong những ngày hành kinh, hormone trong cơ thể có nhiều biến động gây ra cảm giác khó chịu như đau bụng, chóng mặt, đau đầu… “Không nên ăn gì khi có ... [xem thêm]

Tẩy da chết cho da mụn sao cho đúng?

(53)
Đối với làn da thường và da khô, tẩy da chết là việc làm không thể thiếu. Chẳng những lấy đi lớp tế bào cũ và để lộ lớp da mới mịn màng, tẩy da ... [xem thêm]

4 bí quyết giúp bạn ngăn ngừa chứng đầy hơi chướng bụng

(12)
Những buổi tiệc cuối năm với rất nhiều món ngon khó cưỡng có thể khiến bạn dễ mắc chứng đầy hơi chướng bụng gây khó chịu kéo dài đấy!Đầy hơi ... [xem thêm]

Nên nói gì với con khi cha mẹ bị nhiễm HIV

(59)
Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn ... [xem thêm]

Làm thế nào để xác định mục tiêu cân nặng lý tưởng của bạn?

(43)
Lựa chọn mục tiêu cân nặng là bước đầu tiên để bắt đầu một lộ trình giảm cân thành công. Đặt mục tiêu sẽ giúp bạn đạt được trọng lượng mong ... [xem thêm]

Công thức nấu cháo thịt gà cho bé nhanh gọn và dễ làm

(19)
Ở những nước có nguồn lương thực chính là gạo như Việt Nam, ngoài bột, cháo loãng là một món ăn phổ biến cho trẻ khi bắt đầu ăn giặm. Khi con lớn hơn ... [xem thêm]

Bệnh trĩ ở trẻ em: Những thông tin bố mẹ cần biết

(85)
Nếu như tình trạng trĩ xuất hiện ở người lớn khá phổ biến, nhất là với lối sống thụ động ngày nay, thì bệnh trĩ ở trẻ em có thể khiến nhiều ... [xem thêm]

5 dấu hiệu “báo động” âm đạo đang nguy cấp

(36)
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN