Điểm danh những thuốc cai rượu hiệu quả

(4.5) - 84 đánh giá

Đối với những người nghiện rượu nghiêm trọng, thuốc cai rượu có thể là một phương pháp hỗ trợ cai rượu hiệu quả. Một số loại thuốc được thiết kế đặc biệt để giảm cảm giác thèm rượu, trong khi những loại khác gây ra những triệu chứng ác cảm khi uống rượu – điều kiện tiên quyết giúp cơ thể “từ chối” rượu.

Nghiện rượu là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều. Khi điều này xảy ra, rượu có thể tác động đến não và làm cho “con nghiện” mất kiểm soát hành động của mình. Nghiện rượu có thể tạo nhiều áp lực lên cơ thể bạn và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều quan trọng là bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình hoặc bạn bè của mình có thể có vấn đề liên quan đến rượu. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cai rượu để giúp bạn từ bỏ rượu hiệu quả hơn.

Canada đã hợp pháp phê duyệt 3 loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị chứng nghiện rượu.

Các thuốc giảm cảm giác nghiện rượu

Naltrexone và acamprosate, được phân loại là chất đối kháng opioid, giúp giảm cảm giác ham muốn uống rượu trong giai đoạn phục hồi và cũng giúp giảm bớt một số ảnh hưởng của rượu trên cơ thể người.

Naltrexone (Revia, Vivitrol)

Thuốc cai rượu này là một loại thuốc sử dụng trong thời gian ngắn cho người bị nghiện rượu nặng. Có hai dạng thuốc biệt dược được sử dụng: Vivitrol được tiêm mỗi tháng 1 lần và Revia là dạng viên được uống mỗi ngày 1 lần.

Một số tác dụng phụ tạm thời liên quan với naltrexone bao gồm buồn nôn, đau đầu, cảm giác mệt mỏi và đau vùng dạ dày. Trong những trường hợp hiếm hoi, liều cao thuốc cai rượu này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Naltrexone không được khuyến cáo kê toa cho bệnh nhân gần đây đã sử dụng các thuốc khác.

Các thuốc Vivitrol tiêm thường được dùng thay cho dạng thuốc viên vì nhiều người thấy khó nhớ uống thuốc mỗi ngày. Đôi khi, bạn có thể bị một nhiễm trùng hoặc áp xe tại khu vực tiêm. Lúc này bạn nên nói với bác sĩ bất kỳ tình trạng bầm tím, sưng hoặc đau nào.

Trong một số trường hợp, các thuốc này không mang lại hiệu quả mong muốn. Theo một nghiên cứu, điều này do các gen khác biệt được tìm thấy ở một số bệnh nhân. Naltrexone thường được sử dụng cùng với thuốc acamprosate, là một loại thuốc cai rượu khác. Hiện nay, nghiên cứu đang được tiến hành để đo lường kết quả của việc sử dụng hai loại thuốc này khi kết hợp với nhau.

Acamprosate (Campral)

Thuốc cai nghiện rượu này làm não ức chế chất dẫn truyền thần kinh axit gamma-aminobutyric (GABA). Điều này giúp não ở trạng thái thư giãn và giảm cảm giác thèm rượu. Một số nghiên cứu được thực hiện cho thấy những kết quả thành công của acamprosate ở một số người giúp giảm hẳn mong muốn uống rượu. Khi được sử dụng cùng với liệu pháp tâm lý, thuốc đã chứng minh hiệu quả cải thiện cuộc sống của bệnh nhân. Thuốc này đã được chứng minh có hiệu quả ngay cả ở những người được chẩn đoán mắc chứng nghiện rượu nặng.

Tác dụng phụ thường gặp liên quan đến việc sử dụng acamprosate bao gồm nhức đầu và tiêu chảy. Nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề với chức năng ghi nhớ. Những người có bất kỳ vấn đề với thận, được khuyến cáo thận trọng khi sử dụng thuốc này. Acamprosate cũng thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác như naltrexone, một loại thuốc cai rượu, và disulfiram, thuộc loại thuốc gây ức chế, kháng rượu.

Các loại thuốc cai rượu bằng cách làm cơ thể ác cảm với rượu

Disulfiram (Antabuse)

Một loại thuốc có thể được sử dụng cai rượu là disulfiram, được phân loại vào nhóm thuốc gây ác cảm. Thuốc này làm cho người dùng trải nghiệm các tác dụng phụ khó chịu khi uống rượu, nhưng không gây hại gì. Thuốc cai rượu này tạo điều kiện cho trí não và cơ thể phát triển ác cảm đối với rượu. Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp khi sử dụng thuốc kèm với uống rượu bao gồm cảm giác buồn nôn, đau đầu, ra mồ hôi do nóng và ói mửa. Chỉ cần một lượng rượu nhỏ có thể đủ tạo ra các phản ứng phụ và các phản ứng này có thể kéo dài đến 2 tiếng.

Thông thường, bệnh nhân chỉ cần một liều thuốc mỗi 1–2 tuần. Quá liều thuốc được cảnh báo nguy hiểm, từ đau ngực và huyết áp thấp cho đến tử vong. Trong khi dùng thuốc này, người bệnh phải có hỗ trợ từ bạn bè và gia đình để đảm bảo người bệnh uống thuốc đều đặn.

Các thuốc khác

Topiramate (Topamax)

Thuốc này thông thường được dùng để điều trị động kinh. Thuốc chống co giật này cũng có thể được sử dụng để kiểm soát sự bốc đồng và đã được nghiên cứu là loại thuốc tốt để điều trị chứng nghiện rượu. Một nghiên cứu với những người nghiện rượu sử dụng topiramate cho thấy thời gian họ không uống rượu lâu hơn khi không dùng thuốc. Các tác dụng phụ có thể thấy bao gồm mất tập trung, cảm giác ngứa và rát da, mất cảm giác ngon miệng.

Baclofen (Lioresal)

Thuốc này hiện đang được nghiên cứu về các lợi ích để giúp cai rượu. Thuốc thuộc loại làm giãn cơ và chống co thắt, hiện đang được được nghiên cứu trên các bệnh nhân bị xơ gan do rượu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Herpes môi (mụn rộp môi) có nguy hiểm không? Bạn cần làm gì khi mắc bệnh?

(76)
Herpes môi (mụn rộp môi) là bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra. Bệnh thường gây đau và ngứa ở môi hoặc xung quanh miệng. Hiện nay vẫn chưa có cách ... [xem thêm]

Kích thích nhũ hoa có giúp mẹ bầu chuyển dạ?

(93)
Kích thích nhũ hoa là hành động cọ xát, xoa bóp núm vú, bầu ngực để giúp gây co thắt và thúc đẩy mẹ bầu chuyển dạ.Mẹ bầu nào cũng mong đợi sẽ được ... [xem thêm]

6 dấu hiệu tố cáo chàng nghiện sex

(49)
Hầu hết mọi người đều biết đến chứng nghiện sex (nghiện tình dục), nhưng không phải ai cũng hiểu rõ chính xác về tình trạng này. Nghiện tình dục là ... [xem thêm]

Tìm hiểu hiện tượng rỉ ối để phân biệt với khí hư

(74)
Nguyên nhân của hiện tượng rỉ ối có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ được các dấu hiệu rỉ ối để tránh trường ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm da dầu nên tránh xa để da trẻ khỏe

(68)
Thói quen ăn uống vô tội vạ có thể khiến da dầu tiết bã nhờn nhiều hơn, dễ làm phát sinh mụn. Như thế, dù bạn tốn rất nhiều công sức cho việc chăm sóc ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về hội chứng nghiện bứt tóc

(60)
Bạn có thói quen bứt tóc mỗi khi cảm thấy bối rối, lo lắng hay căng thẳng? Đây chính là một dấu hiệu của hội chứng nghiện bứt tóc có thể dẫn đến ... [xem thêm]

Gợi ý tập thể dục theo độ tuổi

(72)
Hoạt động thể chất hàng ngày giúp bạn yêu đời hơn, năng động hơn và khỏe mạnh hơn, dù bạn bao nhiêu tuổi đi nữa. Việc duy trì luyện tập thể dục ... [xem thêm]

5 lưu ý khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường

(67)
Thuốc điều trị đái tháo đường là yếu tố giúp cải thiện và làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn còn gặp phải sai lầm khi dùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN