Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi viêm gan B và C?

(4.2) - 87 đánh giá

Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, xếp thứ 2 trên toàn thế giới với tỷ lệ người mắc viêm gan B và xếp vị thứ 3 trên toàn cầu về số lượng người nhiễm viêm gan C.

Viêm gan đã và đang trở thành mối quan ngại lớn về sức khỏe. Trong khi số lượng những ca mắc các bệnh lý về gan ngày một tăng lên, nhận thức của không ít bộ phận người dân về việc bảo vệ lá gan khỏi viêm gan B và C vẫn còn rất thấp. Trước khi mọi việc trở nên quá muộn, ngay từ bây giờ hãy chăm sóc lá gan của mình với những lời khuyên dưới đây bạn nhé.

Tầm quan trọng của việc phòng tránh viêm gan B và C?

Viêm gan là căn bệnh gây tổn hại nghiêm trọng đến lá gan. Gan bị tổn thương có khả năng phát triển thành bệnh xơ gan, chai gan và cả ung thư gan. Có 5 loại viêm gan, bao gồm viêm gan A, B, C, D và E. Trong đó, viêm gan A, B và C là phổ biến nhất. Tình trạng này đang đe dọa nghiêm trọng tính mạng và lây lan cho cả người khác. Việc bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh này là điều rất quan trọng.

Làm thế nào để phòng chống viêm gan B và C?

Tiêm ngừa vắc-xin. Tất cả trẻ em cần được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B.

  • Với trẻ sơ sinh, các bé cần được tiêm 3 liều thuốc. Liều vắc-xin đầu tiên nên được tiêm ngay khi trẻ sinh ra. 2 liều còn lại lần lược được tiêm khi trẻ được 6 và 18 tháng tuổi;
  • Với những trẻ có mẹ từng mắc bệnh viêm gan B hoặc đang mắc bệnh viêm gan B cấp tính, trẻ nên được tiêm một liều vắc-xin đặc biệt 12 giờ sau sinh;
  • Trẻ nhỏ hơn 19 tuổi và chưa từng được tiêm vắc-xin thì nên được tiêm bù.

Người lớn cũng nên được tiêm vắc-xin, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Bác sĩ, y tá hoặc những người làm việc và sống với bệnh nhân nhiễm viêm gan B;
  • Người có các tình trạng bệnh bao gồm bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh gan mạn tính hoặc HIV;
  • Người có quan hệ tình dục với nhiều đối tượng hoặc quan hệ tình dục đồng giới nam;
  • Người thường sử dụng hoặc tiêm các thuốc khích thích.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có các vắc-xin phòng ngừa viêm gan C.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Virus viêm gan không lây truyền qua các quan hệ thường nhật như nắm tay, ôm… Bệnh viêm gan B và C chỉ lây truyền khi bạn tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết ra từ cơ thể của người bệnh.

Để ngăn ngừa các nhân tố gây bệnh, bạn cần:

  • Sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng hoặc đồ cắt móng tay;
  • Không dùng chung các thiết bị y tế (như ống hút, kim tiêm);
  • Cần lưu ý khi xỏ khuyên hay xăm mình;
  • Nếu chảy máu, cần làm sạch bằng các giải pháp phù hợp;
  • Quan hệ tình dục an toàn.

Những biện pháp khác để phòng ngừa viêm gan B

Trong việc truyền máu, phải luôn luôn tiến hành kiểm tra máu được hiến. Việc làm này giúp giảm khả năng lây nhiễm viêm gan B.

Bạn nên báo cáo bất kỳ các trường hợp của viêm gan B nào đến tổ chức y tế cộng đồng để phục vụ cho việc theo dõi và phòng ngừa bệnh lây lan.

Nếu một người nhiễm phải virus trong vòng 24 tiếng đầu, người đó cần được tiêm globulin miễn dịch viêm gan (HBIG) hoặc vắc-xin viêm gan B. Việc tiêm phòng này sẽ giúp tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Bạn có biết?

Gan chính là cơ quan nội tạng lớn nhất và cũng là cỗ máy vận hành không gì có thể thay thế trong cơ thể chúng ta. Gan thực hiện hơn 500 chức năng quan trọng, bao gồm tạo máu, đào thải độc tố, tiết mật để tiêu hóa thức ăn… Đó là lý do vì sao tên gọi của lá gan lại là “liver”, tức sự sống còn.

Bảo vệ sức khỏe gan cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bạn theo năm tháng. Ngoài những lưu ý về lối sống và sinh hoạt trên, việc sử dụng các loại thảo mộc từ thiên nhiên cũng giúp hỗ trợ chăm sóc lá gan rất hiệu quả. Cây kế sữa, bồ công anh, ngũ vị tử, atisô, cỏ thi… chính là những người bạn đồng hành không thể thiếu cho một lá gan khỏe. Những thảo mộc này giúp giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm nhiễm ở gan và hỗ trợ phục hồi chức năng gan hiệu quả đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh ho: Phân biệt ho gà với các kiểu ho thông thường khác

(90)
Ho là cách cơ thể loại bỏ các loại tạp chất, vi khuẩn gây kích ứng. Khi có một dị vật, vi khuẩn hoặc tạp chất nào đó kích thích cổ họng hay đường ... [xem thêm]

Hơi thở có mùi: nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh!

(33)
Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, đôi lúc hơi thở có mùi còn phản ánh một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm ... [xem thêm]

Đừng nghĩ nước ngọt không đường là tốt cho cơ thể!

(48)
Mọi người đều biết việc uống nước ngọt (hay còn gọi là soda, nước giải khát có gas) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì thức uống này chứa rất ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi khi mang thai

(43)
Nhiều bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nhưng thực chất là tình trạng này có thể kéo dài đến tận 3 tháng cuối thai kỳ.Khó ... [xem thêm]

Tập thể thao làm mau hết các bệnh này

(42)
Liệu bạn đã mặc quần lót đúng cách khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh? Khi chơi thể thao có nên mặc quần chip bên trong quần legging bó sát? ... [xem thêm]

Mang thai tuần thứ 35: Các triệu chứng, sự phát triển của bé, các mẹo và sự thay đổi của cơ thể

(45)
Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ ra đời và em bé vẫn đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Bạn muốn biết bé phát triển ... [xem thêm]

14 loại thực phẩm sau đây có thể làm bạn mau già!

(52)
Con thông minh và học giỏi là mơ ước, mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng đừng quên việc bổ sung những thực phẩm giúp bé thông minh là một trong ... [xem thêm]

Những sự thật về tẩy lông có thể bạn chưa biết

(51)
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng: vì sao lông mọc lại sau khi cạo thường sẽ dày hơn và sậm màu hơn? Có nên sử dụng hóa chất làm rụng lông? Có nên tẩy lông ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN