Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom

(3.78) - 62 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom là gì?

Bệnh Waldenstrom là một loại ung thư bắt đầu trong các tế bào máu trắng. Một người bị bệnh Waldenstrom khi tủy xương của họ sản sinh ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường, xâm lấn các tế bào máu khỏe mạnh. Các tế bào bạch cầu bất thường sản xuất một loại protein tích tụ trong máu, làm suy yếu hệ tuần hoàn và gây ra các biến chứng.

Bệnh Waldenstrom được coi là một loại u lympho không Hodgkin, đôi khi được gọi là u lympho lymphoplasmacytic.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom là gì?

Bệnh Waldenstrom phát triển chậm và có thể không gây dấu hiệu và triệu chứng trong nhiều năm.

Khi xuất hiện, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Dễ bầm tím
  • Chảy máu mũi hoặc lợi
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Tê ở tay hoặc chân
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Khó thở
  • Thay đổi thị lực
  • Lẫn lộn

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom?

Nguyên nhân gây ra bệnh Waldenstrom không rõ ràng.

Các bác sĩ biết rằng căn bệnh này bắt đầu với một tế bào bạch cầu phát triển lỗi bất thường (đột biến) trong mã di truyền của nó. Các lỗi này định hướng cho các tế bào tiếp tục nhân lên nhanh chóng.

Do các tế bào ung thư không trưởng thành và chết đi như các tế bào bình thường, chúng tích tụ lại và cuối cùng có số lượng áp đảo các tế bào khỏe mạnh. Trong tủy xương, các tế bào globulin đại phân tử Waldenstrom lấn át các tế bào máu khỏe mạnh.

Tế bào Waldenstrom globulin đại phân tử thay vì tiếp tục sản xuất kháng thể giống như cách tế bào máu trắng khỏe mạnh, chúng sản xuất các protein bất thường mà cơ thể không sử dụng được. Các globulin miễn dịch protein M (IgM) tích tụ trong máu, làm suy yếu tuần hoàn và gây ra các biến chứng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh Waldenstrom như:

  • Lớn tuổi. Bệnh Waldenstrom có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở người lớn trên 65 tuổi.
  • Nam giới. Nam giới có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh Waldenstrom.
  • Người da trắng. Người da trắng có nhiều khả năng phát triển căn bệnh này hơn so với những người thuộc các chủng tộc khác.
  • Có tiền sử gia đình bị ung thư hạch. Nếu bạn có một người thân được chẩn đoán mắc bệnh Waldenstrom hoặc một loại u lympho tế bào B, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tăng globulin đại phân tử?

Để chẩn đoán bệnh này, bác sĩ sẽ bắt đầu với khám lâm sàng và hỏi về bệnh sử sức khỏe của bạn. Bác sĩ có thể kiểm tra lách, gan hoặc các hạch bạch huyết có sưng to không.

Nếu bạn có triệu chứng của Waldenstrom, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác nhận chẩn đoán. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ IgM và đánh giá độ đặc của máu
  • Sinh thiết tủy xương
  • Chụp CT xương hoặc mô mềm
  • Chụp X-quang xương hoặc mô mềm
  • Chụp CT và X-quang xương và các mô mềm được sử dụng để phân biệt giữa bệnh Waldenstrom và một loại ung thư gọi là đa u tủy.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom?

Không có cách chữa trị bệnh Waldenstrom. Tuy nhiên, điều trị có hiệu quả cho việc kiểm soát các triệu chứng. Điều trị bệnh Waldenstrom sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu bệnh nhân bị bệnh Waldenstrom mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng của rối loạn này, bác sĩ có thể không khuyến khích điều trị. Bạn không thể yêu cầu điều trị cho đến khi các triệu chứng xuất hiện, điều này có thể mất vài năm.

Những phương pháp điều trị bác sĩ có thể khuyên khi có triệu chứng, bao gồm:

Hóa trị

Hóa trị là dùng một loại thuốc phá hủy các tế bào phát triển nhanh trong cơ thể. Bạn có thể được uống thuốc hoặc tiêm tĩnh mạch. Hóa trị cho bệnh Waldenstrom được thiết kế để tấn công các tế bào bất thường sản xuất IgM dư thừa.

Huyết thanh trị liệu

Huyết thanh trị liệu hoặc trao đổi huyết thanh là một thủ thuật trong đó protein dư thừa được gọi là globulin miễn dịch IgM có trong huyết thanh được loại bỏ ra khỏi máu bởi một thiết bị y khoa. Huyết thanh còn lại kết hợp với huyết thanh hiến tặng được bơm trở lại cơ thể.

Trị liệu sinh học

Liệu pháp sinh học được sử dụng giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch chống lại ung thư. Nó có thể được sử dụng với hóa trị.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ lách. Phẫu thuật này gọi là cắt lách. Những người được thực hiện phẫu thuật này có thể giảm bớt hoặc hết hẳn các triệu chứng trong nhiều năm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường trở lại ở những người đã cắt lách.

Các thử nghiệm lâm sàng

Sau chẩn đoán, bạn cũng nên hỏi bác sĩ về các thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc và các thủ thuật mới cho điều trị bệnh Waldenstrom. Thử nghiệm lâm sàng thường được sử dụng để thử nghiệm các phương pháp điều trị mới hoặc kiểm tra các cách thức mới trên các phương pháp điều trị hiện có.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh Waldenstrom?

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tụt nướu

(92)
Tìm hiểu chungTụt nướu là bệnh gì?Tụt nướu (teo rút nướu) là tình trạng mà khi nướu bị kéo trở lại từ bề mặt răng, để lộ bề mặt chân răng. Đây ... [xem thêm]

Wolff-Parkinson-White

(96)
Tìm hiểu chungWolff-Parkinson-White là hội chứng gì?Wolff-Parkinson-White là hội chứng xảy ra khi có thêm một đường dẫn điện giữa các buồng trên và buồng dưới ... [xem thêm]

Mang thai

(48)
Quá trình mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. ... [xem thêm]

Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)

(47)
Định nghĩaNgoại tâm thu (ngoại tâm thu thất) là bệnh gì?Ngoại tâm thu, hay ngoại tâm thu thất, là một tình trạng rối loạn nhịp tim làm cho tim đập không ... [xem thêm]

Chảy máu trong

(18)
Tìm hiểu chungChảy máu trong là bệnh gì?Mọi thường thường hiểu rằng chảy máu trong nghĩa là chảy máu mà không thể nhìn thấy được ở bên ngoài cơ thể, ... [xem thêm]

Rối loạn chảy máu

(73)
Tìm hiểu chungRối loạn chảy máu là gì?Rối loạn chảy máu là một tình trạng ảnh hưởng đến việc máu đông lại bình thường. Quá trình đông máu làm thay ... [xem thêm]

Lẹo mắt (Mụt lẹo)

(41)
Tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi gọi là lẹo mắt hoặc mụt lẹo. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Đâu là cách trị ... [xem thêm]

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

(61)
Viêm đường hô hấp dưới là một nhóm bệnh lý khá phổ biến, chiếm khoảng 45% ca bệnh nhiễm trùng mắc phải tại cộng đồng. Chẩn đoán và điều trị phù ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN