Tác hại của niềng răng mà nha sĩ không bao giờ tiết lộ

(4.06) - 73 đánh giá

Tác hại của niềng răng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhưng nha sĩ có thể sẽ không bao giờ tiết lộ cho bạn. Những tác hại này liệu có đáng sợ và phòng tránh được không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nhằm căn chỉnh các tình trạng răng hô, móm, thưa, mọc lệch lạc… Điều này giúp mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin. Tuy nhiên, niềng răng có ảnh hưởng gì không? liệu đây có thật sự là “bức tranh màu hồng” hay tiềm ẩn tác dụng phụ của của niềng răng gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe?

Mời bạn tìm hiểu những vấn đề bạn có thể gặp phải khi niềng răng, tác hại của niềng răng và niềng răng có đau không nhé!

Niềng răng có ảnh hưởng gì không? Những vấn đề thường gặp

Tác hại của niềng răng có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, bao gồm:

1. Khó chịu nhẹ

Việc đeo niềng răng thường có thể mang cho bạn cảm giác khó chịu ban đầu rồi giảm dần. Niềng răng hoạt động bằng cách dịch chuyển răng theo hướng căn chỉnh phù hợp. Do đó, thủ thuật này thường đem đến cho bạn cảm giác khó chịu ở răng, đôi lúc còn có thể khiến bạn bị đau đầu.

2. Tổn thương niêm mạc

Sau khi hoàn thành quá trình niềng răng, bạn sẽ được gắn mắc cài (bracket) và dây cung (wire) lên răng, điều này có thể gây kích thích lên niêm mạc miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Một trong những cách phổ biến nhất giúp giảm bớt sự khó chịu do bộ niềng răng gây khó chịu lên vùng miệng là sử dụng sáp chỉnh nha.

3. Đau hàm

Niềng răng có đau không? Đau hàm là tình trạng khá phổ biến khi niềng răng, vì quá trình điều trị chỉnh nha làm dịch chuyển răng, hàm cũng thay đổi để phù hợp với răng nên có thể gây đau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau này. Tình trạng này thường xảy ra mỗi khi tái khám chỉnh nha định kỳ.

4. Khó khăn khi ăn và nhai

Bạn sẽ được nong hàm khi riềng năng. Tác hại của nong hàm, niềng răng là khiến bạn khó khăn khi nhai thức ăn đặc biệt là sau mỗi lần siết răng. Bạn sẽ cảm thấy đau, ê răng mỗi khi nhai, đặc biệt là lúc ăn các thực phẩm rắn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn ban đầu, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn sau vài ngày đến 1 tuần tùy tình trạng.

Tác hại của niềng răng

6 tác hại của niềng răng bao gồm:

1. Sâu răng

Khi niềng răng, bạn sẽ khó vệ sinh răng hơn thông thường, do bàn chải đánh răng khó có thể vệ sinh kỹ các ngóc ngách trong kẽ răng. Do đó, bạn rất dễ bị sâu răng. Đối với người niềng răng, bạn nên làm sạch răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày kết hợp cùng việc sử dụng bàn chải kẽ răng. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng máy tăm nước để răng hàm được vệ sinh sạch sẽ hơn.

2. Mất canxi răng

Thực hành vệ sinh răng miệng tốt rất quan trọng đối với người niềng răng. Tình trạng vệ sinh răng kém có thể gây sâu răng, làm xuất hiện các vết trắng đục trên răng. Điều này xảy ra do các vi khuẩn làm mất các khoáng chất có trên men răng, đặc biệt là canxi.

3. Phản ứng dị ứng

Nhiều người có thể gặp phản ứng dị ứng với dây thun cao su latex được sử dụng trong niềng răng hoặc mắc cài kim loại. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào xảy ra để được chỉ định sử dụng các sản phẩm khác thay thế.

4. Tiêu chân răng

Tiêu chân răng (root resorption) nghĩa là chân răng bị rút ngắn lại trong khoảng thời gian niềng răng. Trên thực tế, điều này thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, do chân răng chỉ bị tiêu phần nhỏ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị tiêu mất 50% chân răng, điều này có thể gây ra những thay đổi đáng kể cho sức khỏe lâu dài của họ.

5. Cứng liền khớp

Chứng cứng liền khớp (ankylosis) là tình trạng hiếm gặp có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có thể xảy ra do chân răng tích hợp vào xương. Tình trạng này xảy ra khiến răng không thể dịch chuyển dù đã niềng răng, và tất cả các răng xung quanh sẽ bắt đầu di chuyển xung quanh, kết quả gây hở các kẽ răng. Tình trạng này rất khó dự đoán, thường được xác định thông qua chụp X-quang và kiểm tra lâm sàng.

6. Răng về vị trí cũ

Mặc dù đây không phải là tác hại của niềng răng, nhưng tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ là vấn đề phổ biến sau khi tháo niềng răng. Nếu bạn không đeo hàm duy trì (retainer) thường xuyên, răng có thể dễ dàng trở về chỗ cũ, đặc biệt là ngay sau khi tháo niềng.

Niềng răng có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không, bạn cần hiểu được bản chất niềng răng chỉ là phương pháp chỉnh nha an toàn giúp răng về đúng vị trí chuẩn, đúng khớp cắn.

Mức độ nguy hiểm của niềng răng phụ thuộc vào hai yếu tố là tay nghề của nha sĩ, bác sĩ thực hiện và ý thức chăm sóc răng miệng của bạn. Nếu hai yếu tố này xảy ra, bạn có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Răng bị tụt nướu
  • Răng bị suy yếu, nhạy cảm
  • Tuổi thọ răng không cao, gây tiêu xương hàm
  • Răng di chuyển sai vị trí, gây mất thẩm mỹ
  • Răng dễ tổn thương và gặp phải các bệnh lý răng miệng
  • Chức năng ăn nhai của răng bị suy giảm, ảnh hưởng khớp thái dương

Nếu bạn muốn nhổ răng, bạn phải được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng để biết nhổ răng khi niềng có hại không? Tác hại cụ thể là gì để cân nhắc trước khi quyết định có nên nhổ răng khi niềng không.

Với những thông tin vừa cung cấp, có thể bạn đã biết niềng răng có tốt không và mình có nên niềng răng không? Với thời đại công nghệ hiện nay, thật không khó gì để tìm kiếm các trung tâm nha khoa để niềng răng. Thế nhưng, bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các nha khoa, bệnh viện có uy tín để đảm bảo tránh những tác hại của niềng răng. Đồng thời bạn hãy tái khám định kỳ và thông báo với bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có nên cho bé bú khi bị sốt do viêm vú hay không?

(59)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh. Thế nhưng, không phải trong suốt quá trình cho con bú lúc nào mẹ cũng khỏe mạnh. Đôi lúc, mẹ cũng có ... [xem thêm]

12 thực phẩm cần tránh nếu bạn bị tiêu chảy khi mang thai

(88)
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị mất nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu bị đau bụng, ... [xem thêm]

8 thực phẩm “âm thầm” khiến bạn tăng cân

(76)
Bạn đang đau đầu vì cơ thể vẫn tăng cân đều đều mặc dù đã tập luyện thể thao chăm chỉ và ăn một chế độ cân bằng. Những thực phẩm dưới đây có ... [xem thêm]

9 tác dụng của việc nhảy dây hàng ngày khiến bạn kinh ngạc!

(78)
Nhảy dây là một dạng bài tập cardio mà các vận động viên quốc tế, từ tuyển thủ đấm bốc cho tới các cầu thủ bóng đá đều yêu thích và tập luyện. ... [xem thêm]

Mụn ở độ tuổi trưởng thành: Hiểu để trị tốt hơn!

(44)
Bạn thường có thói quen nặn mụn để nhanh tay xử lý không cho chúng xuất hiện trên mặt. Tuy nhiên liệu cách làm này có thực sự tốt hay không? Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

Viêm xoang trán – những điều bạn cần biết

(91)
Viêm xoang là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Viêm xoang trán là một trong những chứng viêm xoang thường gặp.Viêm xoang trán là gì?Viêm xoang là tình trạng ... [xem thêm]

Hội chứng tiền kinh nguyệt

(46)
Định nghĩaHội chứng tiền kinh nguyệt là gì?Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của ... [xem thêm]

Gan: Ông vua của bộ máy điều hành cơ thể

(57)
Lá gan mà bạn hằng ngày không quan tâm, không để ý, đã và đang thực hiện hơn 300 tác vụ quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh. Chẳng bởi thế mà từ xa xưa, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN