Bong gân ngón tay

(4.19) - 87 đánh giá

Tuy bong gân ngón tay không thường gặp nhưng một khi xảy ra sẽ làm bạn khó chịu vì khó có thể sử dụng ngón tay trong các hoạt động hàng ngày. Trong bàn tay, vị trí bong gân thường xảy ra nhất là ngón tay cái vì đây là ngón tay có biên độ vận động linh hoạt và đảm nhận hơn 50% sức mạnh của bàn tay.

Tìm hiểu chung

Bong gân ngón tay là gì?

Bong gân ngón tay là một chấn thương phổ biến có thể gây đau, sưng và khó cử động ngón tay. Tình trạng này thường do một chấn thương ở khớp giữa ngón tay, còn gọi là khớp gian đốt ngón gần (PIP), gây ra.

Dây chằng nhỏ gọi là dây chằng hỗ trợ khớp PIP. Bong gân ngón tay xảy ra khi những dây chằng này bị căng quá mức hoặc chịu áp lực lớn.

Bong gân ngón tay và gãy xương ngón tay có gì khác nhau?

Gãy xương ngón tay sẽ gây đau dữ dội và sưng kéo dài hàng giờ, thậm chí nhiều ngày. Ngược lại, bong gân ngón tay thường đau nhưng nó không nghiêm trọng. Bác sĩ thường phân biệt hai tình trạng trên dựa vào quan sát các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng.

Đối với gãy xương ngón tay, bạn có thể có xương nhô ra, thậm chí sẽ lộ ra ngoài da. Một người có thể nghe thấy tiếng nứt hoặc tiếng bật ra khi di chuyển ngón tay nếu bị gãy ngón tay.

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn cố gắng di chuyển ngón tay. Ngón tay bị bong gân sẽ có một số phạm vi chuyển động nhất định. Tuy nhiên, nếu bị gãy ngón tay, bạn sẽ khó có thể di chuyển nó.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bong gân ngón tay là gì?

Các triệu chứng của bong gân ngón tay bao gồm đau ở các khớp ở ngón tay, đau khi bẻ các ngón tay, sưng khớp, đau, và vận động ngón tay bị hạn chế. Có thể cảm giác rách hoặc nghe tiếng rắc bên trong các ngón tay. Chấn thương nghiêm trọng hay rách dây chằng có thể khiến cho bị yếu ngón tay bị yếu và không thể cầm nắm được.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mặc dù bong gân ngón tay là tình trạng không nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Nếu ngón tay bị chấn thương nặng hoặc biến dạng hình dáng (cong, gập hơn bình thường), bạn không nên tự kéo thẳng ngón tay. Thay vào đó, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị chấn thương.

Bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức nếu ngón tay bắt đầu cảm thấy tê và chuyển sang màu trắng hoặc rất nhạt. Đây là những dấu hiệu cho thấy không có đủ máu chảy đến khu vực này.

Bạn nên gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt khi:

  • Ngón tay bị biến dạng hoặc vẹo
  • Bạn bị sốt sau chấn thương
  • Ngón tay bị sưng lên đáng kể
  • Ngón tay bắt đầu đau nhiều hơn theo thời gian
  • Bạn không thể duỗi thẳng hoàn toàn ngón tay

Nếu các triệu chứng ở trên tiếp tục tồi tệ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bong gân ngón tay?

Nguyên nhân gây ra bong gân ngón tay có thể là do các tai nạn trong thể thao, như khi đón bóng trong bóng chuyền hoặc do bẻ cong ngón tay một cách mạnh bạo. Ngã mạnh cũng có thể gây ra bong gân. Những người đã từng bị chấn thương ngón tay, tay kém linh hoạt hay thiết bị bảo vệ không vừa hoặc không đủ an toàn có thể có nhiều khả năng bị bong gân hơn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bong gân ngón tay?

Bong gân ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Bong gân thường xảy ra ở những người chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng ném và các trò chơi liên quan đến vợt như cầu lông, quần vợt…

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bong gân ngón tay?

Các yếu tố nguy cơ sau làm tăng nguy cơ bị bong gân:

  • Thiếu luyện tập. Điều này làm cơ bạn yếu hơn và dễ bong gân hơn.
  • Mệt mỏi. Cơ bị mệt sẽ kém hơn trong việc nâng đỡ khớp. Khi bị mệt, bạn cũng không thể vận sức được, gây tăng gánh nặng cho khớp hoặc làm cơ duỗi quá mức, dẫn đến bong gân.
  • Khởi động chưa đúng mức. Khởi động không đúng cách trước khi vận động nặng sẽ làm các cơ giữ chặt, giảm tầm vận động của khớp, làm cho cơ bị bó chặt hơn và dễ dàng xảy ra chấn thương hay rách đứt dây chằng cũng như xương khớp.
  • Điều kiện môi trường vận động. Mặt sàn trơn hay không bằng phẳng có thể làm cho bạn dễ bị chấn thương.
  • Dùng dụng cụ thiết bị không tốt. Những giày tập hoặc các dụng cụ thể thao chất lượng kém khác có thể gây bong gân cho bạn.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bong gân ngón tay?

Các bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra các ngón tay và có thể chụp X-quang để đảm bảo rằng xương không bị gãy. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp chẩn đoán chấn thương dây chằng bên trong.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bong gân ngón tay?

Mục đích chính khi điều trị bong gân là giảm đau, giảm sưng và giúp mọi người chơi thể thao hoặc hoạt động trở lại một cách an toàn ngay khi có thể.

Phương pháp điều trị ban đầu bao gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao tay.

  • Chườm nước đá trên các ngón tay khoảng 15-20 phút, bốn lần mỗi ngày, cho đến khi hết sưng và đau.
  • Đặt tay lên gối để nâng cao tay trong 2 ngày cũng có thể giúp hết sưng.
  • Thuốc chống viêm (aspirin) hoặc các loại thuốc khác (paracetamol) có thể làm giảm đau và viêm.

Bác sĩ cũng có thể dùng nẹp để cố định ngón tay đó cùng các ngón tay khác. Tuy nhiên, nẹp có thể làm cho ngón tay cứng lại do bất động quá lâu.

Bong gân ngón tay cái (nhất là ngón cái của vận động viên) có thể cần cố định lâu hơn, đặc biệt là nếu một dây chằng có thể đã bị rách, đôi khi phải phẫu thuật để làm liền vết thương. Nếu tình trạng trật khớp hay gãy xương xuất hiện kèm theo, ngón tay có thể bị sưng phồng lên và giảm khả năng di chuyển và sức mạnh trong vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng. Nhưng nếu chỉ bị bong gân, các triệu chứng có thể biến mất trong 1–3 tuần.

Ngoài ra, việc quay trở lại hoạt động quá sớm có thể làm cho chấn thương nặng thêm và dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.

Các bài tập như đè ép bóng, và duỗi ngón tay có thể giúp ngón tay cải thiện cử động hơn trong thời gian chữa bệnh. Vật lý trị liệu có thể giúp các khớp cứng di chuyển tốt hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bong gân ngón tay?

Những thói quen sau có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bong gân ngón tay:

  • Cần phải sử dụng nước đá và nâng cao tay để giúp cho ngón tay bớt sưng
  • Tập các bài tập (ép bóng hay duỗi ngón tay, tập vận động thụ động) để giúp ngón tay của bạn mạnh mẽ hơn trong thời gian chữa bệnh
  • Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ
  • Học và áp dụng kỹ thuật, sử dụng trang thiết bị thể thao đúng cách
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ, như băng thun y tế, để bảo vệ dây chằng đang hồi phục, đặc biệt là khi phải trở lại hoạt động sớm

So với bàn chân, bàn tay linh hoạt và tham gia nhiều hoạt động cầm nắm hàng ngày hơn. Tuy vậy nhưng các khớp ngón tay ít bị bong gân so với các khớp cổ chân. Một phần vì cơ chế chấn thương ở bàn tay ít hơn và nếu có chấn thương thì khuynh hướng gãy xương nhiều hơn do đa số là các xương nhỏ. Nếu chẳng may bong gân xảy ra, bạn nên khi khám bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc và băng nẹp cẩn thận, tránh cử động mạnh ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn thần kinh

(54)
Tìm hiểu chungRối loạn thần kinh là bệnh gì?Chứng rối loạn thần kinh là một thuật ngữ y học dùng cho trạng thái thần kinh kém hoặc bất thường kèm theo ... [xem thêm]

Rễ thần kinh cổ (Bệnh lý rễ tủy cổ)

(17)
Tìm hiểu chungBệnh rễ thần kinh cổ (bệnh lý rễ tủy cổ) là bệnh gì?Bệnh rễ thần kinh cổ, hay còn gọi là bệnh lý rễ tủy cổ, là những tổn thương của ... [xem thêm]

Hội chứng nghiện giật tóc

(78)
Tìm hiểu chungHội chứng nghiện giật tóc là bệnh gì?Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh ... [xem thêm]

Viêm cơ

(69)
Viêm cơ là một nhóm bệnh về các vấn đề ở cơ, không chỉ ảnh hưởng đến các cơ mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể. Vậy bệnh viêm cơ là gì? Làm sao ... [xem thêm]

Lão hóa da

(78)
Tìm hiểu chungLão hóa da là tình trạng gì?Các nghiên cứu chứng minh rằng da chịu nhiều tổn thương từ các tác động bên ngoài khi chúng ta lớn tuổi như mặt ... [xem thêm]

Hội chứng suy tim trái

(27)
Tìm hiểu chungHội chứng suy tim trái là gì?Tim trái có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ phổi qua tâm nhĩ trái đến tâm thất trái và đi khắp cơ thể. Khi tim trái ... [xem thêm]

Hội chứng ống cổ chân

(56)
Định nghĩaHội chứng ống cổ chân là bệnh gì?Hội chứng ống cổ chân là một bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa của ống cổ chân. Dây ... [xem thêm]

Mụn rộp

(59)
Tìm hiểu chungMụn rộp là bệnh gì?Mụn rộp là một bệnh ngoài da thường gặp. Bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN