Que thử thai có chính xác không?

(3.56) - 12 đánh giá

Que thử thai có chính xác không được xem là thắc mắc lớn của hầu hết chị em khi sử dụng. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác động đến độ chính xác của dụng cụ này.

Việc tìm hiểu rõ về độ chính xác của que thử thai sẽ giúp bạn biết được những đặc điểm của sản phẩm mình đang dùng và tránh mắc phải những sai lầm thường gặp khi sử dụng dụng cụ này. Bài viết sau của Chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho băn khoăn liệu que thử thai có chính xác không nhé!

Cơ chế hoạt động của que thử thai

Que thử thai đưa ra kết quả bằng cách đo lượng hormone hCG trong nước tiểu.

Hormone hCG còn được gọi là hormon thai kỳ hay hormone mang thai vì được tạo ra khi các tế bào có chức năng hình thành nhau thai và cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai phát triển trong cơ thể. hCG được giải phóng khi trứng đã được thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung. hCG có thể xuất hiện trong máu và nước tiểu trong khoảng 10 đến 14 ngày sau khi quá trình thụ thai thành công. Nồng độ hCG thường cao nhất vào thời điểm thai nhi được 8 đến 11 tuần tuổi.

Que thử thai sẽ cho ra kết quả âm tính nếu lượng hCG thấp hơn 5 mIU/ml và kết quả dương tính khi lượng hCG cao hơn hoặc bằng 25 mIU/ml.

Que thử thai có chính xác không?

Giải đáp cho câu hỏi liệu que thử thai có chính xác không, theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, que thử thai có thể đưa ra kết quả chính xác đến 97%. Trang Mayo Clinic và WebMD cho rằng độ chính xác của que thử thai thậm chí còn cao hơn, lên đến 99%. Nhìn chung, cả hai con số này đều cho thấy bạn có thể tin tưởng vào kết quả của que thử thai.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp que thử thai đưa ra kết quả sai. Điều này xảy ra phần lớn đến từ cách sử dụng, rất hiếm khi là do chất lượng que thử thai.

5 nguyên nhân que thử thai không chính xác

Có nhiều nguyên nhân vô tình dẫn đến kết quả sai trên que thử thai. Các nguyên nhân này có thể là do:

1. Thời điểm dùng que thử thai quá sớm

Kết quả của việc dùng thai bằng que có chính xác không sẽ bị tác động nhiều bởi thời điểm dùng que thử thai. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, khoảng 1 tuần sau khi nhận thấy mình bị trễ kinh, bạn có thể dùng que thử thai. Trong trường hợp thông thường, khoảng từ 7 – 14 ngày sau khi quan hệ tình dục, bạn cũng có thể dùng que thử để kiểm tra xem bạn có thụ thai hay chưa.

Lưu ý là việc dùng que thử quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả thử do lượng hCG còn thấp và que thử thai chưa phát hiện được. Rất có thể, kết quả trên que thử chỉ có 1 vạch nhưng thực tế thì bạn đã mang thai.

2. Thời điểm đọc kết quả

Các loại que thử thai thường cần khoảng 5 phút để hiển thị kết quả chính xác. Do đó, nếu bạn quá nôn nóng và đọc kết quả ngay khi vừa thử xong, điều này có thể vô tình khiến bạn nhận được kết quả sai. Hãy kiên nhân chờ đợi một vài phút để có được kết quả chính xác nhất bạn nhé.

3. Đọc kết quả sai

Đôi khi kết quả trên que thử thai sẽ không hiển thị rõ một vạch hay hai vạch mà sẽ có thêm trường hợp một vạch đậm, một vạch nhạt hoặc hai vạch đều mờ. Có thể kết quả thử thai cũng sẽ thay đổi ở mỗi lần thử.

4. Ảnh hưởng từ các biến chứng thai kỳ

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của que thử thai. Bởi lẽ, có những trường hợp, que thử cho ra kết quả hai vạch nhưng thực tế bạn lại không hề mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bạn đã gặp phải một số biến chứng thường gặp trong thai kỳ như mang thai giả, mang thai ngoài tử cung hay sẩy thai sớm (tức vẫn có dấu hiệu của hCG trong nước tiểu, nhưng không có phôi thai sống).

5. Ảnh hưởng từ các loại thuốc đang dùng

Theo trang Medical News Today, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của que thử thai có thể kể đến như:

  • Promethazine được dùng để điều trị dị ứng
  • Thuốc trị bệnh Parkinson
  • Thuốc ngủ
  • Một số thuốc chống loạn thần, bao gồm chlorpromazine
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid, chẳng hạn như methadone
  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống co giật, bao gồm cả điều trị động kinh
  • Thuốc điều trị hiếm muộn
  • Thuốc lợi tiểu

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc trên, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sĩ điều trị trước khi có ý định thử thai.

Ngoài ra, trái với suy nghĩ của nhiều người, nồng độ cồn trong máu sẽ không ảnh hưởng đến lượng hormone hCG cũng như độ chính xác của que thử thai.

Tuy nhiên, nếu đang cố gắng hoặc hy vọng có thai, bạn nên tránh uống rượu vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu uống rượu trong thời gian giai đoạn đầu của thai kỳ còn có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và thai nhi nhẹ cân.

Dùng que thử thai thế nào để đảm bảo độ chính xác cao?

Để tránh nhận được kết quả thử thai sai, bạn nên tìm hiểu rõ về cách sử dụng và đọc kết quả que thử thai trước khi quyết định thử thai. Điều này sẽ giúp bạn không bối rối hoặc hoang mang nếu kết quả trên que thử thai không rõ ràng và kịp thời phát hiện tình trạng mang thai để bắt đầu chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt hơn.

Đây là một dụng cụ thử thai dễ sử dụng, nhưng vẫn có những điều bạn nên biết khi sử dụng que thử thai để không gặp phải kết quả sai. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc kết quả que thử thai có chính xác không.

Ngoài ra, nếu hai vợ chồng bạn cố gắng đã lâu và thử thai không ít lần nhưng vẫn chưa nhận được tin vui, hãy tham khảo 7 bí quyết dễ thụ thai từ Chúng tôi cũng như những sai lầm thường gặp khiến bạn khó thụ thai để có thể chào đón bé yêu đến với gia đình sớm nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh sởi và ung thư: bộ đôi nguy hiểm

(59)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

37 tuần

(100)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé lúc này rất thích được chạm vào bạn. Trên thực tế, xúc giác đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng ... [xem thêm]

Bật mí 10 tư thế quan hệ dễ có thai mà bạn phải thử

(51)
Tư thế quan hệ dễ có thai không những sẽ giúp cặp đôi tăng cơ hội đón nhận tin vui mà còn như một gia vị để đời sống chăn gối càng thêm phần mặn ... [xem thêm]

Xóa tan nỗi khổ rậm lông của chị em

(12)
Tìm hiểu chungRậm lông là bệnh gì?Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát ... [xem thêm]

Món ăn tốt cho mẹ bầu khi đi làm không nên bỏ qua

(21)
Mẹ bầu đi làm nên ăn gì để thai nhi có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết? Chúng tôi sẽ giới thiệu một số món ăn tốt cho mẹ bầu để mẹ đi làm vẫn ... [xem thêm]

Ăn no mà không lo béo phì

(15)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

Bà bầu bị cảm cúm và ho, cần làm gì?

(21)
Bà bầu bị cảm cúm và ho là những tình trạng thường gặp khi mang thai. Thai phụ cần phải trang bị kiến thức để có cách phòng tránh cũng như chữa trị hợp ... [xem thêm]

Thuốc statin: Dũng sĩ đối phó cao huyết áp

(78)
Thuốc statin hỗ trợ quá trình điều trị cao huyết áp bằng cách giảm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp xuất hiện trong động mạch.Trong quá trình điều trị cao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN