Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh mổ

(4.06) - 57 đánh giá

Nếu bạn sinh mổ, còn được gọi là phẫu thuật mổ bắt con, bạn thường phải nằm viện bình quân khoảng ba ngày sau khi phẫu thuật để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe và giúp bạn giảm đau do vết mổ gây ra. Hy vọng lời giải đáp cho những băn khoăn dành cho mẹ sinh mổ sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc mình và bé tốt hơn.

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào sau khi sinh mổ?

Trong thời gian này, bạn sẽ được cho uống các loại thuốc giảm đau khi cần thiết. Nếu bạn vẫn còn đau nhiều, bạn có thể phải uống các loại thuốc có chứa chất gây nghiện như morphine.

Có trường hợp bạn đã dùng thuốc nhưng cơn đau vẫn không giảm đi nhiều. Lúc đầu, bạn thường sẽ bị đau tại vết mổ. Ngay sau đó, bạn sẽ có cảm giác đau kiểu chuột rút, còn được gọi là “chứng đau tử cung sau khi sinh nở”, xuất hiện khi dạ con co lại và thu nhỏ kích thước. Bàng quang của bạn (thường dính vào tử cung) có thể bị bầm nhẹ trong quá trình mổ. Điều này sẽ khiến cho bạn phải thường xuyên đi tiểu do bàng quang không thể chứa được nhiều nước tiểu.

Điều tiếp theo bạn sẽ nhận thấy trong khi ở bệnh viện sau khi sinh mổ là cảm giác thoát khí. Khí thoát ra làm bạn cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là nếu khí thoát ra dưới vết mổ. Nếu khí thoát ra gây đau đớn cho bạn, hãy hỏi y tá hoặc bác sĩ của bạn để được giúp đỡ kịp thời. Đi bộ sẽ giúp cơ thể của bạn giảm được tình trạng này.

Bạn nên cố gắng đi lại và vận động nhẹ trong vòng 24 giờ sau khi bạn sinh mổ, dưới sự giúp đỡ của các điều dưỡng trong bệnh viện. Đầu tiên, y tá sẽ giúp bạn ngồi trên giường. Sau đó, họ sẽ giúp bạn co duỗi chân trên giường bệnh. Dần dần, nhờ sự hỗ trợ của y tá, bạn có thể đứng được trên sàn nhà. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi đứng lên, bạn có thể ngồi xuống và thử lại sau. Sau khi bạn có thể đứng lên trong một phút hoặc lâu hơn, hãy thử đi một vài bước. Cố gắng giữ cho cơ thể của bạn đứng càng thẳng càng tốt, mặc dù đứng thẳng người vào lúc này có thể làm bạn đau.

Nếu chỉ khâu vết mổ của bạn không phải là loại tự tiêu, bạn sẽ được cắt chỉ một vài ngày sau khi phẫu thuật. Cắt chỉ không làm bạn đau nhưng nó có thể làm bạn khó chịu. Khi chỉ khâu vết thương có thể tự tiêu, bạn hãy hỏi thêm y tá về quá trình vết mổ lành bình thường sẽ như thế nào để bạn có thể theo dõi và đồng thời bạn cũng nên hỏi các dấu hiệu nhiễm trùng của vết mổ để kịp thời báo cho bác sĩ nếu chúng xuất hiện.

Bạn nên làm gì để hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ?

Để hồi phục hoàn toàn sau khi sinh mổ thường mất khoảng sáu tuần. Trong thời gian đó, bạn có thể cần phải dùng thuốc giảm đau. Lúc đầu, bạn cần phải đi bộ thật cẩn thận để tránh kéo căng vùng bụng của bạn, đặc biệt là khi đi lên và đi xuống cầu thang. Bạn nên tránh nâng vật nặng và tránh lái xe trong vài tuần đầu tiên. Nếu bạn nhận thấy bạn bị nhiễm trùng xung quanh vết mổ, đau ở bắp chân, sốt, đau bụng ngày càng nặng, hoặc các triệu chứng khác làm bạn cảm thấy lo ngại, bạn nên đến khám và tư vấn với các bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trong thời gian phục hồi, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi. Phụ nữ sinh mổ hồi phục lâu và khó hơn so với những người sinh thường qua đường âm đạo. Bạn sẽ cần có người hỗ trợ thêm cho bạn chăm sóc em bé trong thời gian này, người đó có thể là chồng bạn, mẹ ruột hay mẹ chồng của bạn, một người bạn, hoặc một người giúp việc.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách cho con bú sau khi sinh mổ

Một số phụ nữ cảm thấy khó cho con bú sau khi sinh mổ. Nếu bạn cảm thấy mình gặp phải nhiều vấn đề khi cho con bú, bạn hãy tìm gặp bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia chuyên tư vấn cách cho con bú. Thông thường, họ sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn cho con bú khi bạn đang còn nằm ở bệnh viện sau khi sinh xong.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm vùng chậu khi mang thai có an toàn cho thai nhi không?

(87)
Mẹ bầu không nên chủ quan nếu phát hiện tình trạng viêm vùng chậu khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.Viêm vùng chậu là một ... [xem thêm]

Tập thể dục buổi sáng sao cho đúng cách? Có nên ăn trước khi tập?

(20)
Tập thể dục buổi sáng là cách tuyệt vời để thúc đẩy năng lượng và tâm trạng cho ngày mới hứng khởi. Nhưng liệu bạn đã biết cách tập đúng? Những ... [xem thêm]

Những điều bố mẹ cần biết khi bổ sung omega-3 từ cá

(16)
Omega 3 là dưỡng chất thường được nhắc đến khá nhiều trong đời sống, thế nhưng trên thực tế lại không mấy người hiểu hết về công dụng cũng như ... [xem thêm]

Món khoai lang kén giòn tan cho bữa ăn sum họp cuối năm

(67)
Còn gì thích bằng khi bạn có thể cùng gia đình thưởng thức món khoai lang kén thơm ngon và nóng hổi trong những ngày se se lạnh cuối năm này nhỉ!Khoai lang kén ... [xem thêm]

Quấy rối tình dục và bắt nạt tình dục

(13)
Chúng ta đã nghe nói nhiều về nạn bắt nạt. Nhưng bạn có biết rằng ở các trường cấp 3 và cấp 2, một số kẻ bắt nạt sử dụng những lời nói và hành ... [xem thêm]

Ý nghĩa nhẫn cưới theo chất liệu, kiểu dáng và màu sắc

(82)
Nhẫn cưới không chỉ là một tín vật không thể thiếu trong ngày vu quy mà còn là biểu tượng tình yêu của các đôi uyên ương. Mỗi chất liệu, kiểu dáng và ... [xem thêm]

5 cách chữa táo bón tại nhà vô cùng hiệu quả

(19)
Táo bón thường gây ra cảm giác khó chịu, tức bụng và khiến người bệnh bồn chồn, bứt rứt. Do đó, bạn nên tìm hiểu về các cách chữa táo bón tại nhà ... [xem thêm]

Khối u tuyến giáp ít có khả năng là ung thư tuyến giáp

(19)
U tuyến giáp được chia thành 2 loại: u lành tính là u không gây bệnh ung thư tuyến giáp và có chức năng tiết ra hormone tuyến giáp để hỗ trợ hoạt động của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN