Giảm đau cẳng chân với băng dán cơ Kinesio

(4.09) - 83 đánh giá

Đau cẳng chân là vấn đề cơ xương khớp khá phổ biến gây đau ở xương chày. Để giảm cơn đau, bạn có thể điều trị bằng phương pháp hiệu quả mới bằng băng dán cơ Kinesio.

Đau cẳng chân thường không nghiêm trọng, nhưng nó có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn không chú ý. Khi những cơn đau xuất hiện, bạn có thể thử điều trị bằng miếng dán vận động (băng dán cơ Kinesio) − một phương pháp điều trị không phẫu thuật mới.

Các vấn đề liên quan tới đau cẳng chân là gì?

Đau cẳng chân là một vấn đề liên quan đến tập thể dục xảy ra ở xương chày (xương ở phía trước cẳng chân của bạn). Đau cẳng chân thường xảy ra với những người bị chấn thương trong khi chơi thể thao, tập luyện thể thao nhiều, chẳng hạn như khiêu vũ, chạy. Đau cẳng chân cũng có thể xuất hiện ở vận động viên, những người đột ngột thay đổi chương trình tập luyện. Bạn có thể bị đau cẳng chân khi bắt đầu một thói quen tập luyện hằng ngày.

Đau cẳng chân có thể gây ra đau dọc theo bên trong xương chày sau khi bạn bắt đầu tập thể dục. Đau có thể giảm nếu bạn tiếp tục tập luyện nhưng dần dần, những cơn đau sẽ tồi tệ hơn khi bạn nghỉ ngơi. Đau có thể kéo dài liên tục và bạn cũng có thể bị sưng ở chân dưới.

Đau cẳng chân thường ảnh hưởng đến cả hai bên. Đau cẳng chân có thể được điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản, sau đó cơn đau có thể biến mất sau vài tuần.

Băng Kinesio giúp điều trị đau cẳng chân như thế nào?

Miếng dán vận động (băng dán cơ Kinesio) được sử dụng thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Băng dán Kinesio có thể được dán trên da trước xương chày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, băng Kinesio có thể làm giảm triệu chứng của bệnh nhân bị đau cẳng chân.

Đau có thể do sưng ở các mô quanh xương chày. Miếng dán vận động giúp giảm viêm và sưng, sau đó, nó có thể làm giảm đau. Sử dụng băng Kinesio cũng có thể giúp hỗ trợ cơ của bạn, giúp xương chày khỏe. Cơ bắp khỏe có thể giúp bạn giảm đau và tránh thương tích.

Đau cẳng chân không gây ra vết thương hở, do đó, bạn có thể dán băng lên da mà không gây kích ứng.

Khi nào bạn biết đau cẳng chân đã được cải thiện?

Bạn có thể biết xương chày lành khi:

  • Nếu bạn chỉ bị đau cẳng chân một bên: xương chày bị tổn thương cũng linh hoạt và chắc khỏe như xương bình thường;
  • Bạn có thể di chuyển chân (đi bộ, chạy, nhảy) bình thường mà không cảm thấy đau;
  • Bạn có khám kiểm tra bằng chụp X-quang.

Bạn không thể biết chính xác khi nào xương chày được chữa lành hoàn toàn, có thể bạn sẽ phải chờ từ 3 đến 6 tháng. Bạn không nên tiếp tục tập thể dục trước khi xương chày lành, vì có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu xương chưa lành, bạn có thể thử các hoạt động có tác động thấp khác như bơi lội để giữ bản thân năng động.

Đau cẳng chân xảy ra khi bạn ép buộc bản thân quá mức trong khi chạy hoặc khiêu vũ. Điều này sẽ có thể gây đau ở cẳng chân. Đau cẳng chân có thể được điều trị dễ dàng tại nhà với một số lựa chọn điều trị đơn giản. Bạn nên suy nghĩ về việc sử dụng băng dán Kinesio, đây là phương thức điều trị hiệu quả mới bạn nên thử. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về loại băng dán cơ này với bác sĩ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu ăn bơ sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ

(49)
Bà bầu ăn bơ không những cung cấp những chất bổ dưỡng cho cơ thể mà còn giảm táo bón, ngăn ngừa tiền sản giật, giúp thai nhi phát triển tốt.Chế độ dinh ... [xem thêm]

9 món ăn sáng có hại cho vòng eo của bạn

(13)
Bữa ăn sáng là yếu tố quan trọng chúng ta cần quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy ăn sáng có thể không cần thiết để giảm cân hoặc duy trì trọng lượng ... [xem thêm]

Magiê cho chứng đau nửa đầu: Những lợi ích và rủi ro

(97)
Magiê là loại chất khoáng cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả. Nó giúp cải thiện sức khỏe xương, ổn định huyết áp và giúp duy trì nhịp tim lành ... [xem thêm]

5 bước làm món cơm chiên gà cực ngon bạn nên thử ngay!

(40)
Bạn nghĩ rằng ăn gạo lứt giảm cân sẽ hơi kham khổ khi vừa nhai lâu lại ít ngọt hơn so với gạo trắng? Đó là vì bạn chưa biết cách nấu nhiều món ngon ... [xem thêm]

Chứng bệnh với tên gọi kỳ lạ: Mũi sư tử

(81)
Có thể bạn quan tâm: Cách hết nghẹt mũi khi ngủ bằng cách tự nhiên mà bạn có thể thử tại nhà (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ... [xem thêm]

Vì sao chúng ta thường stress trong công việc dịp cuối năm?

(27)
Đối mặt với áp lực công việc, bạn có thể muốn “bỏ chạy” khi cảm thấy mình quá lao tâm và lao lực. Thế nhưng, nếu bạn đủ dũng cảm ở lại ... [xem thêm]

4 mẹo hay chữa táo bón khi tiến hành hóa trị

(78)
Khi đang tiến hành trị liệu bằng hóa trị, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là táo bón. Khi bạn đi ... [xem thêm]

Ăn khoai tây không phải lúc nào cũng tốt

(88)
Khoai tây là thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, có tác dụng giúp bạn giữ dáng và làm đẹp da. Thế nhưng, liệu thói quen ăn khoai tây mỗi ngày ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN