Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản và dễ thực hiện

(4.16) - 66 đánh giá

Cách tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, đòi hỏi bạn phải thật cẩn thận vì bé còn rất nhỏ, dễ bị nhiễm trùng rốn hay nước rơi vào tai, mắt bé.

Trong 48 giờ sau sinh, để duy trì chất nhờn bảo vệ da, bố mẹ không nên tắm cho bé ngay tức thì. Lúc này, trẻ sơ sinh chưa rụng rốn (trẻ thường rụng sau một tuần), việc tắm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi bé chưa rụng cuống rốn khiến nhiều bố mẹ bối rối nếu sinh con lần đầu.

Tuy nhiên, nếu nắm rõ cách tắm cho trẻ sơ sinh và xử lý tốt, bạn có thể biến giờ tắm trở nên vui vẻ và làm con yêu cảm thấy thích thú mỗi khi được chạm vào nước.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Cách tắm cho trẻ sơ sinh không hề khó, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn gợi ý dưới đây, cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • 2 thau tắm, 2 khăn xô nhỏ, sữa tắm, dầu gội, nước ấm
  • Quần áo, tăm bông, dầu tràm, bao tay, bao chân, tã giấy, nước muối sinh lý, khăn lớn, miếng rơ lưỡi.

2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

  • Đặt bé lên một mặt phẳng, cởi hết quần áo, tã giấy
  • Nhẹ nhàng bế bé đến vị trí đặt thau tắm
  • Bạn ngồi xổm, đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô xoa lên đầu làm ướt tóc con, xoa dầu gội. Sau đó, dùng khăn rửa sạch dầu gội trên đầu con
  • Vắt khăn bớt nước, lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt, hai lỗ tai
  • Từ từ thả con vào thau tắm, nhưng tay trái vẫn đỡ phần cổ của con. Làm ướt mình, xoa sữa tắm khắp người, tránh chạm vào vùng rốn
  • Nhấc bé lên và chuyển vào thau tắm 2 chứa nước sạch. Rửa sơ qua các bộ phận một lần nữa
  • Bế bé ra ngoài, đặt lên khăn khô đã trải sẵn.

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tắm

  • Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, bạn nên quấn bé vào khăn và thấm khô người bé từ đầu xuống chân kể cả bộ phận sinh dục
  • Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mắt, mũi của bé. Nhỏ vào miếng rơ lưỡi, rơ lưỡi cho bé
  • Dùng tăm bông lau khô vành tai bé
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông vệ sinh xung quanh cuống rốn
  • Mặc tã cho bé, tránh tã cọ sát vào rốn
  • Mặc quần áo, xoa chút dầu tràm vào 2 tay bạn rồi chà lại vào người bé ở lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Mang bao tay, bao chân vào cho con. Ôm con vào lòng để con được ấm áp.

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào?

Bạn nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ. Không nên tắm quá lâu, chỉ từ 4 – 5 phút cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Những chú ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Chuẩn bị tất cả các dụng cụ tắm cần thiết và để sẵn để sau khi tắm, bạn có thể mặc đồ ngay.
  • Hãy chắc chắn đóng các cửa phòng để phòng trở nên ấm áp, con không bị cảm lạnh.
  • Cho nước trong thau tắm khoảng 7cm, bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước ở mức vừa phải (khoảng 32°C), không nên để quá nóng vì sẽ khiến con bị bỏng.
  • Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ phù hợp với làn da em bé và liều lượng ít. Dùng quá nhiều sữa tắm sẽ khiến làn da mỏng manh của con bị khô.
  • Trẻ sơ sinh cũng không cần phải tắm quá thường xuyên mà chỉ khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, miễn là bạn vệ sinh tốt những khu vực như mặt, cổ, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục hàng ngày.

Lợi ích của việc tắm cho trẻ sơ sinh bạn có thể chưa biết

Sau khi tìm hiểu cách tắm cho trẻ sơ sinh thì bố mẹ đừng bỏ qua lợi ích mà việc này mang lại cho bé yêu bên cạnh mục đích làm sạch:

  • Gắn kết tình cảm: khi bạn tự tay tắm cho con, bé sẽ có thể nghe những lời yêu thương dỗ dành, từ đó cảm nhận được tình cảm của bố mẹ
  • Cho con làm quen dần với nước: việc cho con làm quẻn dần với môi trường nước, qua đó phần nào nuôi dưỡng sở thích học bơi của bé ngay từ khi con rất nhỏ.
  • Dỗ dành em bé: Việc được tắm trong một chiếc bồn nhỏ sẽ giúp trẻ sơ sinh thư giãn nếu như con đang cảm thấy khó chịu.

Khi trẻ sơ sinh lớn hơn một chút, bạn có thể tắm cho bé trong bồn tắm lớn và đừng quên tắm nắng cho bé hằng ngày để bé được hấp thụ vitamin D giúp xương cứng cáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ 1 tuổi phát triển nhận thức như thế nào?

(93)
Bố mẹ có bao giờ thắc mắc trẻ 1 tuổi đã nhận thức được đến mức nào? Mỗi trò chơi hay công việc đều là một cách để bé học tập và thu nhận thông ... [xem thêm]

Nấc cục kéo dài có thể là dấu hiệu của hội chứng tủy bên

(59)
Hội chứng tủy bên có các triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn khiến bác sĩ khó chẩn đoán. Và một trong những triệu chứng ít ai chú ý đến nhất chính là ... [xem thêm]

Con có nghe mẹ không? 5 bí quyết dạy con biết lắng nghe

(48)
Trẻ nhỏ thường thích làm những điều theo ý muốn của mình và đôi khi điều đó khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu. Thay vì la mắng con, bạn nên tập cho bé ... [xem thêm]

Lựa chọn chế độ ăn hợp lý đủ dinh dưỡng để giảm cân

(98)
Với chế độ ăn uống nào sẽ giúp tôi giảm cân? Mỗi cá nhân là khác nhau, nên không có một chế độ ăn kiêng chung nào có thể áp dụng chung cho tất cả mọi ... [xem thêm]

Quá trình cắt thực quản diễn ra như thế nào?

(92)
Cắt thực quản được thực hiện để điều trị ung thư thực quản. Có hai loại cắt thực quản, tùy vào tình trạng ung thư, bác sĩ sẽ quyết định bạn nên ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm?

(11)
Chứng ngứa da vào ban đêm chẳng những khiến bạn khó chịu, gãi liên tục đến đỏ cả người mà còn gây mất ngủ. Vậy tại sao bạn lại bị ngứa da vào ban ... [xem thêm]

Dương vật bị tróc da là bệnh gì? Biết sớm để kịp thời chữa trị!

(94)
Nếu dương vật bị tróc da, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lây lan qua đường tình dục hoặc triệu chứng của các vấn đề da liễu. Bạn nên nhận ... [xem thêm]

Tự tin giao tiếp dù mắc bệnh vẩy nến

(56)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN