Cách phân biệt và chọn serum, kem dưỡng, dầu dưỡng

(3.98) - 90 đánh giá

Cùng thuộc dòng sản phẩm chăm sóc da nhưng serum, kem dưỡng, dầu dưỡng đều có những công dụng và cách dùng khác nhau theo nhu cầu của làn da. Bài viết này sẽ giúp bạn đỡ đau đầu hơn trong việc chọn serum cũng như các sản phẩm dưỡng chuyên sâu cho da yêu.

Nếu bạn là “gà mới” trong “làng” skin care, chắc hẳn 3 cái tên trên nghe thật xa lạ và đầy tính học thuật khiến bạn không biết nên chọn lựa loại nào vào danh sách chăm da hằng ngày. Ngay cả những bạn đã có ý thức chăm sóc, dưỡng da từ lâu, cũng không tránh khỏi việc đắn đo lựa chọn chúng, khi công dụng lại na ná nhau, khó đưa ra quyết định nên dùng loại nào.

Để có cái nhìn chính xác hơn về serum, kem dưỡng, dầu dưỡng, bạn cần biết cách phân biệt chúng.

Cách phân biệt serum, dầu dưỡng, kem dưỡng đơn giản

1. Serum

Công thức thường ở dạng nước, lỏng nhưng chứa rất nhiều tinh chất dưỡng hay đặc trị cô đặc.

Công dụng thường để điều trị một vấn đề cụ thể về da như: nếp nhăn, xỉn màu, thâm, mụn, nám…

Nhờ kết cấu lỏng, nhẹ nên serum có thể dễ dàng thấm sâu vào da, phát huy công dụng của dưỡng chất.

Nói cách khác, serum có khả năng nuôi dưỡng và điều trị da từ sâu bên trong, hiệu quả bất ngờ sau vài tuần sử dụng.

Một điều lưu ý: Serum không thể thay thế thuốc điều trị, mà chúng chỉ có chứa dưỡng chất, thành phần giúp “bồi bổ”, phục hồi và tái tạo da.

Cơ chế hoạt động của serum là gì?

  • Như tinh chất cung cấp dinh dưỡng, hoạt chất đặc trị tập trung, hiệu quả cho da.
  • Có công dụng mục tiêu cụ thể, rõ ràng.
  • Hấp thụ dễ dàng qua nhiều lớp biểu bì.

Serum không có chức năng gì?

  • Làm ẩm sâu cho da.
  • Khóa ẩm, ngăn mất nước trên bề mặt da.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

2. Dầu dưỡng

Đúng như cái tên, chúng chính là những sản phẩm dưỡng da có gốc dầu giúp làm mềm kết cấu, trẻ hóa da.

Những loại dầu dưỡng thông thường được chiết xuất từ trái cây, các loại hạt, chúng hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều kết quả thần kỳ cho làn da.

Ngoài việc nuôi dưỡng, phục hồi chuyên sâu, dầu dưỡng còn có thể thúc đẩy quá trình hydrat hóa tế bào (cellular hydration), tức là tăng cường khả năng giữ nước của tế bào da.

Lời khuyên cho bạn khi chọn lựa các loại dầu dưỡng da phù hợp, nên chọn loại có kích thước phân tử nhỏ như dầu argan, dầu jojoba để tránh gây tắc lỗ chân lông, ngăn chặn sự hấp thu của các dưỡng chất khác.

Cơ chế hoạt động của dầu dưỡng là gì?

  • Giữ nước trên bề mặt, dưỡng ẩm lâu dài.
  • Hoạt động như một loại axit béo thiết yếu, cung cấp vitamin cho da.

Dầu dưỡng không có chức năng gì?

  • Cung cấp dưỡng chất có khả năng hòa tan trong nước cho da, chẳng hạn như vitamin B3.
  • Cung cấp, làm cân bằng khả năng hydrat hóa.

3. Kem dưỡng

Kem dưỡng được điều chế từ sự kết hợp giữa nước và dầu, chúng dùng để khóa ẩm, ngăn chặn vấn đề mất nước cho da.

Khi bạn cảm giác da khô cực kỳ, đồng nghĩa với việc kem dưỡng của bạn không đủ nước hoặc không thể đi sâu vào bên trong làm nhiệm vụ dưỡng ẩm, bạn cần cân nhắc chọn mua các loại có dưỡng ẩm cao nhưng vẫn làm thông thoáng bề mặt.

Với bất kỳ ngày nào, nắng hay mưa, sử dụng kem dưỡng cũng là một cách tuyệt vời để khóa ẩm, khóa nước cho da bạn. Kem dưỡng sẽ phát huy tốt hơn, nếu bạn thoa kem ngay khi da còn ẩm mịn.

Cơ chết hoạt động của kem dưỡng là gì?

  • Dưỡng ẩm, giữ nước trên bề mặt da.
  • Cung cấp dưỡng chất có thể hòa tan trong dầu và nước để dưỡng da chuyên sâu.

Kem dưỡng không có chức năng gì?

  • Thâm nhập tầng sâu bên trong để cung cấp dưỡng chất.
  • Không tạo nên hàng rào bảo vệ da mạnh, dày bằng dầu dưỡng.

Sự khác biệt khác giữa serum, kem dưỡng, dầu dưỡng

  • Serum: Chứa đến 70% hoạt chất, làm cho chúng phát huy hiệu quả điều trị, chăm sóc da nhanh, cao hơn 2 loại còn lại.
  • Kem dưỡng: Có tỷ lệ hoạt chất thấp hơn và được điều chế để cấp ẩm, giữ nước vừa phải cho lớp da bề mặt. Thông thường, kem dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất ở bước dưỡng da cuối cùng.
  • Dầu dưỡng: Được chiết xuất từ các loại hạt đặc biệt, thân thiện và dễ dàng hấp thụ sâu vào da mà không để lại lớp dầu dư thừa gây tắc nghẽn lỗ chân lông, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng làm mềm, cấp ẩm cho da cao hơn kem dưỡng.

Vậy bạn nên chọn loại nào?

Kem dưỡng: Là một “item” không thể thiếu trong chu trình chăm da dưỡng sắc của bạn. Còn lại, serum hay dầu dưỡng bạn nên cân nhắc theo nhu cầu và loại da.

Serum: Bạn cần xác định đúng nhu cầu hiện tại rằng da của bạn đang cần gì? (nhu cầu dưỡng trắng, trị mụn, trị thâm, chống lão hóa…).

Dầu dưỡng: Phần lớn các cô nàng da dầu không thể dùng các sản phẩm gốc dầu, tuy nhiên nếu da bạn không quá nhạy cảm, bạn có thể chọn các loại dầu dưỡng có hàm lượng linoleic và oleic acid cao để cân bằng lại lượng dầu thừa, nạp thêm chất chống oxy hóa như dầu hạt nho, dầu chanh leo…

Dù bạn lựa chọn bất kỳ hay kết hợp 3 loại dưỡng da chuyên sâu trên, thì việc hiểu rõ hoạt động của chúng trên làn da như thế nào là điều vô cùng quan trọng. Từ nay, serum, kem dưỡng hay dầu dưỡng đã không còn làm bạn phải đau đầu để lựa chọn nữa.

Vi Nguyễn / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối tương quan giữa đột quỵ và bệnh tiểu đường

(36)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Điều trị biến chứng đau thần kinh do tiểu đường

(96)
Tình trạng đường huyết cao ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh gửi tín hiệu từ bàn tay và bàn chân. Sự tổn thương này ... [xem thêm]

Dạy con cùng vào bếp

(71)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

Những loại thuốc trị thâm mụn hiệu quả

(84)
Thâm mụn là nỗi ám ảnh của hầu hết các cô gái. Không giống như điều trị mụn, việc điều trị các vết thâm mụn thường rất khó khăn và tốn nhiều ... [xem thêm]

Bài tập thể dục nào cho trẻ béo phì?

(16)
Chuyện trẻ béo phì không thích tập thể dục thường là nỗi “đau đầu” của các bậc phụ huynh. Một mặt bạn muốn con kiểm soát ăn uống và chăm tập thể ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh ung thư gan nguyên phát

(77)
Ung thư gan là căn bệnh nan y có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 trong số các bệnh ung thư. Trong đó, ung thư gan nguyên phát chiếm đa số các trường hợp và là ... [xem thêm]

Chế độ ăn BRAT – Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày

(23)
Chế độ ăn BRAT là gì? Nếu dạ dày của bạn bị rối loạn hay có vấn đề như bị tiêu chảy, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giới hạn thực đơn ăn uống trong ... [xem thêm]

Nổi mề đay kiêng gì? Thắc mắc đã có giải đáp!

(99)
Nổi mề đay kiêng gì hiện đang là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh này. Theo các chuyên gia, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị nổi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN