Nhuyễn xương

(3.84) - 43 đánh giá

Tìm hiểu về bệnh nhuyễn xương

Bệnh nhuyễn xương là gì?

Bệnh nhuyễn xương là sự suy yếu của xương, thường là do cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở người lớn. Khi tình trạng này xảy ra ở trẻ, nó được gọi là còi xương. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời gian mang thai.

Nhuyễn xương khác với loãng xương, mặc dù cả hai đều là các vấn đề về xương và dễ làm gây ra gãy xương. Nhuyễn xương được dùng để chỉ sự mềm xương.

Triệu chứng của bệnh nhuyễn xương

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhuyễn xương là gì?

Khi bị chứng nhuyễn xương ở giai đoạn đầu, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, mặc dù các dấu hiệu có thể thấy rõ trên X-quang hoặc thông qua các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Khi chứng nhuyễn xương bắt đầu nặng hơn, bạn có thể bị đau xương và yếu cơ. Các cơn đau nhức này thường ảnh hưởng đến lưng dưới, xương chậu, hông, xương sườn và chân. Tình trạng này sẽ tệ hơn khi càng về đêm hoặc khi có áp lực lên xương.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mọi người hoạt động khác nhau, tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhuyễn xương

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nhuyễn xương?

Chứng nhuyễn xương là do một khiếm khuyết trong quá trình hình thành xương. Cơ thể chúng ta cần sử dụng canxi và phốt phát để giúp xương chắc khỏe. Khi bạn không cung cấp đủ các khoáng chất này cho cơ thể trong chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ chúng đúng cách, bạn có thể bị nhuyễn xương. Một số yếu tố gây loãng xương bao gồm:

  • Thiếu vitamin D. Ánh sáng mặt trời có thể tạo ra vitamin D khi hấp thụ qua da. Do đó, những người sống ở khu vực thiếu ánh sáng mặt trời hoặc có chế độ ăn ít vitamin D có thể phát triển chứng nhuyễn xương. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng nhuyễn xương.
  • Phẫu thuật. Thông thường dạ dày sẽ chuyển hóa thức ăn để giải phóng vitamin D và các khoáng chất được hấp thụ trong ruột. Quá trình này sẽ bị gián đoạn nếu bạn có phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, gây nên thiếu vitamin D và canxi. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt bỏ ruột non cũng có thể gây ra thiếu 2 chất trên.
  • Bệnh Celiac (không dung nạp gluten). Khi bị bệnh Celiac, nếu bạn tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa gluten sẽ phá hủy niêm mạc ruột non. Khi niêm mạc ruột bị hư, nó sẽ không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và có thể gây ra thiếu vitamin D và canxi.
  • Rối loạn chức năng thận hoặc gan. Các cơ quan này tham gia vào việc kích hoạt vitamin trong cơ thể. Khi bạn có các vấn đề về gan hoặc thận, khả năng tạo ra vitamin D cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Thuốc. Một số loại thuốc dùng trong điều trị co giật như phenytoin và phenobarbital có thể gây ra thiếu hụt trầm trọng vitamin D và làm nhuyễn xương.

Nguy cơ mắc phải bệnh nhuyễn xương

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhuyễn xương?

Những người có nguy cơ phát triển chứng nhuyễn xương, nhất là những người không có đủ lượng vitamin D trong chế độ ăn uống và ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những người lớn tuổi, người thường xuyên ở trong nhà hoặc nhập viện sẽ dễ mắc tình trạng này.

Bạn vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhuyễn xương

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhuyễn xương?

Để chẩn đoán liệu bạn có mắc bệnh nhuyễn xương hay không, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu cho bạn. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy một trong những yếu tố sau, bạn có thể bị nhuyễn xương hoặc mắc chứng rối loạn xương khác:

  • Hàm lượng vitamin D thấp
  • Hàm lượng canxi thấp
  • Nồng độ phốt pho thấp

Bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Alkaline phosphatase. Nếu kết quả là mức độ cao, bạn có thể bị chứng nhuyễn xương. Sau đó, bạn có thể tiếp tục làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone trong tuyến giáp. Mức độ cao hormone sẽ cho thấy cơ thể không đủ vitamin và các vấn đề liên quan khác.

Chụp X-quang và các xét nghiệm hình ảnh khác có thể cho thấy những vết nứt nhỏ trong xương. Gãy xương có thể bắt đầu ở những vùng này ngay cả với vết thương nhỏ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn làm sinh thiết xương. Một cây kim nhỏ sẽ được chèn qua da và cơ để vào xương. Một mẫu nhỏ sẽ được lấy và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Thông thường, chỉ cần thực hiện chụp X-quang và xét nghiệm máu là có thể chẩn đoán bạn có bị tình trạng nhuyễn xương hay không.

Bạn vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhuyễn xương?

Nếu tình trạng nhuyễn xương của bạn được phát hiện sớm, bạn chỉ cần uống bổ sung vitamin D, canxi hoặc phosphate từ vài tuần đến vài tháng để điều trị tình trạng này.

Nếu bạn có vấn đề về hấp thu do tổn thương đường ruột hoặc phẫu thuật hoặc nếu bạn có chế độ ăn ít chất dinh dưỡng quan trọng. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tiêm qua da hoặc tiêm tĩnh mạch qua tĩnh mạch trong cánh tay. Bên cạnh đó, bạn cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để cơ thể có thể tạo đủ lượng vitamin D trong da.

Ngoài ra, bạn cần điều trị trước các vấn đề tiềm ẩn, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D như xơ gan, suy thận để giảm tình trạng này.

Trẻ em bị bệnh nhuyễn xương hoặc còi xương nặng có thể phải đeo niềng răng hoặc phẫu thuật để phục hồi biến dạng xương.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị bệnh nhuyễn xương

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh nhuyễn xương?

Những thói quen sau có thể giúp bạn quản lý và phòng ngừa nhuyễn xương:

  • Bạn nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn những loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D, bao gồm cả dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi) và lòng đỏ trứng. Ngoài ra, bạn hãy tìm loại thực phẩm có tăng cường chất vitamin D như ngũ cốc, sữa, bánh mì.
  • Có nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tắm nắng hàng ngày khoảng 30 phút vào lúc 7–8 giờ sáng sẽ tăng đáng kể lượng vitamin D. Các phương pháp tập luyện cũng giúp cho cơ thể giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hoàng Hải/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng mallory weiss

(22)
Tìm hiểu chungHội chứng mallory weiss là gì?Hội chứng mallory weiss là vết rách ở lớp niêm mạc của thực quản. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa ... [xem thêm]

Bệnh giun tròn

(51)
Tìm hiểu chungBệnh giun tròn là gì?Angiostrongylus cantonensis, ký sinh trùng tròn (giun tròn), là nguyên nhân gây bệnh giun tròn và viêm màng não tăng eosinophil ở Đông ... [xem thêm]

Lác mắt

(89)
Định nghĩaLác mắt (lé mắt) là gì?Lác mắt, hay còn gọi là lé mắt, là bệnh mà mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi ta nhìn vào một vật. Mắt lác ... [xem thêm]

Bệnh giang mai

(39)
Các triệu chứng giang mai khi được phát hiện sớm có thể được điều trị dễ dàng qua từng giai đoạn. Tuy vậy, nếu để chậm trễ sẽ gây nhiều biến ... [xem thêm]

Rối loạn máy cơ mặt (TIC)

(59)
Tìm hiểu về rối loạn máy cơ mặt (TIC)Rối loạn máy cơ mặt (TIC) là gì?Rối loạn máy cơ mặt hay còn gọi là hội chứng Tic, là tình trạng co thắt không kiểm ... [xem thêm]

Viêm sụn sườn

(48)
Tìm hiểu chungViêm sụn sườn là bệnh gì?Viêm sụn sườn hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn. Đây là tình trạng đau và căng tức ngực do khớp sụn sườn bị ... [xem thêm]

Hẹp van ba lá

(50)
Định nghĩaHẹp van ba lá là gì?Bệnh hẹp van ba lá xảy ra khi van ở tim mở không đủ rộng (bị hẹp).Van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của ... [xem thêm]

Liệt tứ chi

(33)
Tìm hiểu chungLiệt tứ chi là bệnh gì?Liệt tứ chi là bệnh do tổn thương tủy sống gây ra. Khi tủy sống bị tổn thương, bạn sẽ mất khả năng cảm giác và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN