Siêu âm ngã âm đạo

(4.04) - 71 đánh giá

Ai sẽ được làm xét nghiệm này?

Nhiều phụ nữ sẽ được chỉ định siêu âm ngã âm đạo vào quý I thai kỳ. Ở giai đoạn này, siêu âm ngã âm đạo chính xác hơn siêu âm qua đường bụng. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong quá trình mang thai như đau bụng hay chảy máu thì nên được thực hiện xét nghiệm này khi có thể.

Tác dụng của siêu âm ngã âm đạo

Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh thai nhi trong tử cung. Khi thực hiện siêu âm đường âm đạo, bác sĩ siêu âm sẽ đưa một đầu dò nhỏ vào âm đạo để có được những hình ảnh thai nhi rõ ràng hơn.

Siêu âm ngã âm đạo kiểm tra tim thai và bánh nhau, kỹ thuật này có thể phát hiện thai ngoài tử cung, cho biết được tình trạng của cổ tử cung ví dụ như cổ tử cung ngắn làm tăng nguy cơ sinh non.

Xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Sản phụ sẽ nằm trên bàn 2 bàn chân đặt ở bàn đạp tương tự như tư thế sản khoa. Bác sĩ siêu âm sẽ đưa vào âm đạo một đầu dò nhỏ đã được bôi trơn (sản phụ có thể tự làm nếu cảm thấy thoải mái hơn). Động tác này không gây đau nhưng sẽ hơi khó chịu.

Bác sĩ siêu âm sẽ quan sát hình ảnh trên màn hình và điều chỉnh đầu dò cho thích hợp. Quá trình siêu âm kéo dài khoảng 30 – 60 phút. Siêu âm ngã âm đạo an toàn cho sản phụ và cả thai nhi.

Làm thế nào để biết kết quả?

Sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ nghiên cứu và thông báo kết quả. Nếu có bất thường thì có thể làm thêm các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm này được thực hiện bao nhiêu lần trong thai kỳ?

Siêu âm thường được làm một lần trong quý I. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm lại nếu có vấn đề về sức khỏe thai nhi.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/baby/transvaginal-ultrasound

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thị Huyền Trang - BS. Hoàng Bảo Nhân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vai trò của Magnesium trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai

(82)
Vì sao phụ nữ có thai cần bổ sung Magnesium? Nhu cầu Magnesium tăng lên khi mang thai. Magnesium là một khoáng chất thiết yếu và có nhiều chức năng khác nhau trong ... [xem thêm]

Các phương pháp tránh thai có rào cản: Thuốc diệt tinh trùng, bao cao su, miếng xốp tránh thai, màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung

(22)
Phương pháp tránh thai có rào cản là gì? Các phương pháp tránh thai có rào cản đóng vai trò là rào cản để ngăn tinh trùng của người đàn ông không gặp trứng ... [xem thêm]

Các xét nghiệm thường quy khi mang thai

(58)
Tại sao nên làm các xét nghiệm khi mang thai? Theo khuyến cáo, tất cả các phụ nữ mang thai nên làm một số xét nghiệm như một phần của việc chăm sóc trước ... [xem thêm]

Bài 51 – Nên và không nên khi mang thai

(42)
Đồn đoán và sự thật… Phụ nữ mang thai có lẽ là đối tượng “được” cho lời khuyên nhiều nhất. Cộng thêm sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm, ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

(64)
Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

Bài 35 – Có thể bạn đang có thai?

(93)
Hôm nay dở khóc dở cười với mấy chị có thai sớm mà không biết, rồi đi chích ngừa, đi khám sức khoẻ tổng quát cần chụp X quang, uống thuốc thanh lọc cơ ... [xem thêm]

Những điều ông bố cần biết về thai kỳ

(31)
Thai kỳ kéo dài bao lâu? Thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần, tương đương với 9 tháng. 9 tháng của thai kỳ được chia ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 tháng, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN