Dương vật của nam giới có thể bị gãy khi quan hệ

(3.87) - 70 đánh giá

Dương vật của nam giới có thể gặp phải những tai nạn dở khóc dở cười khi quá hăng say với cuộc yêu mãnh liệt trên giường!

Gặp tai nạn trong lúc “yêu” không phải là chuyện hiếm gặp. Một trong những trường hợp phổ biến nhất chính là gãy dương vật. Tuy nhiên, liệu dương vật của bạn – một bộ phận không hề có xương, có thực sự gãy được hay không? Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này ngay đây.

Gãy dương vật thực chất là bị rách mô bên trong

Về lý thuyết, bạn sẽ không làm gãy dương vật của mình, chính xác hơn là bạn chỉ làm tổn thương các mô dương vật. Tuy đây là một trường hợp khá hiếm gặp, nhưng các chuyên gia cho biết đây không phải là một chuyện bất thường.

Dương vật của bạn sẽ chứa đầy máu khi cương cứng. Nếu như dương vật bạn bị bẻ cong một cách bất ngờ, với một lực lớn hoặc khi đang quan hệ, dương vật của bạn có thể bị gãy.

Dương vật của bạn có thể cương cứng nhưng thực chất bên trong dương vật không hề có xương. Khi bạn làm gãy dương vật, thực ra đó là khi bạn làm rách mô của dương vật. Trong dương vật bạn có một bộ phận gọi là thể hang gồm hai ống “xi lanh” cấu tạo bởi các mô xốp. Đây là nơi chứa máu để giúp dương vật của bạn cương cứng. Bên cạnh đó, thể hang còn được bao bọc bởi một lớp mô cứng gọi là lớp màng bọc đàn hồi (hoặc bao trắng). Đây là bộ phận bị tổn thương khi bạn làm gãy dương vật.

Dấu hiệu nhận biết dương vật của bạn bị gãy

Khi lớp màng bọc bị vỡ sẽ phát ra tiếng động, kèm theo đó là một cơn đau dữ dội. Bên cạnh đó, màng bọc đàn hồi là bộ phận kiểm soát việc cương cứng của dương vật, chính vì thế ngay khi màng bọc bị vỡ, dương vật của bạn sẽ mất trạng thái cương cứng. Hơn nữa, để giữ cho dương vật cương cứng cần có rất nhiều áp lực tác động lên thể hang. Vì vậy, khi mô dương vật bị rách sẽ khiến máu tràn ra ngoài, thậm chí ở một vài trường hợp bạn sẽ thấy máu ở phần đầu dương vật.

Bạn nên làm thế nào khi dương vật bị gãy?

Tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia tiết niệu ngay lập tức. Việc dương vật của bạn có thể hồi phục và khỏe mạnh như trước hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều này.

Các bác sĩ phẫu thuật sẽ cần phải may những phần mô bị rách lại với nhau. Nếu bạn phẫu thuật và khâu vết thương lại kịp thời, bạn sẽ có khả năng phục hồi hoàn toàn cũng như ngăn chặn việc các mô sẹo hình thành trên màng bọc đàn hồi dẫn đến bệnh cong dương vật. Các mô sẹo có thể khiến cho dương vật của bạn trở nên cong khi cương cứng.

Phòng chống gãy dương vật khi quan hệ

Những tư thế quan hệ dễ khiến dương vật bạn “gãy” nhất chính là tư thế phụ nữ ở trên và thâm nhập từ phía sau. Để phòng tránh việc gãy dương vật, bạn không nhất thiết phải từ bỏ những tư thế này. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện những tư thế an toàn, điều quan trọng nhất chính là thận trọng. Kiểm soát góc độ và tốc độ để bạn có thể kịp phản ứng nếu như gặp những trường hợp bất ngờ như dương vật trượt ra ngoài. Hơn nữa, nếu bạn “yêu” từ phía sau cô ấy, hãy giữ nhịp điệu đều đặn để tránh những va chạm bất ngờ dẫn đến tổn thương dương vật.

Qua bài viết này, có lẽ bạn đã có đủ những kiến thức cần thiết để giảm thiểu nguy cơ tổn thương “cậu bé” của mình rồi! Hãy nhớ kỹ những điều này để cuộc yêu không bị gián đoạn bởi những tai nạn ngoài ý muốn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống tinh bột nghệ: 10 tác dụng thần kỳ rất đáng làm ngay!

(36)
Nếu bạn còn thắc mắc tại sao phải uống tinh bột nghệ thì 10 công dụng tinh bột nghệ Hello Bacsi giới thiệu sau đây sẽ khiến bạn muốn khám phá ngay tác ... [xem thêm]

Đầy hơi chướng bụng ảnh hưởng đến hệ thần kinh như thế nào?

(41)
Bạn có thể bị kích động, lo âu hay trầm cảm nếu thường xuyên bị đầy hơi chướng bụng vì đây chính là nơi chứa bộ não thứ 2 của cơ thể chúng ta!Đôi ... [xem thêm]

Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?

(12)
Bệnh dại là bệnh phát sinh bởi loại virus lây lan qua vết cắn hoặc vết xước được gây ra bởi động vật. Khi các triệu chứng dại xuất hiện thì đã quá ... [xem thêm]

Làm quen với thay đổi cơ thể sau phẫu thuật ung thư vú

(85)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

Uống bao nhiêu nước là đủ khi cho con bú?

(97)
Nước rất quan trọng đối với sức khỏe con người vì chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Trong thời gian cho con bú, uống đủ nước là điều quan trọng. ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng sa tử cung sau sinh

(37)
Tình trạng sa tử cung (sa dạ con) sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động cũng như khả năng sinh con sau này của phụ nữ nếu không được cải thiện ... [xem thêm]

Thuốc tránh thai làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

(71)
Việc dùng thuốc tránh thai tuy thuận tiện và dễ dàng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ hiện đại ngày càng có ... [xem thêm]

Epinephrine và norepinephrine: “Phao” cấp cứu tim mạch

(96)
Epinephrine và norepinephrine được sử dụng khá phổ biến trong y học nhờ chức năng cấp cứu tim mạch. Vậy sự khác nhau giữa 2 chất này là gì?Epinephrine và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN