Uống bao nhiêu nước là đủ khi cho con bú?

(4.31) - 97 đánh giá

Nước rất quan trọng đối với sức khỏe con người vì chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Trong thời gian cho con bú, uống đủ nước là điều quan trọng. Thế nhưng, phần lớn các bà mẹ thường không biết uống bao nhiêu nước là đủ trong thời gian này.

Giai đoạn cho con bú là lúc cơ thể cần bổ sung rất nhiều nước. Vì vậy, việc các bà mẹ thường xuyên cảm thấy khát nước là điều rất dễ hiểu. Uống đủ nước trong thời gian cho con bú sẽ giúp bù đắp lại lượng nước bị mất và giúp việc sản xuất sữa mẹ được tốt hơn. Trong thời gian này, bạn hãy nhớ một nguyên tắc của Chúng tôi là “Uống nước ngay khi khát”.

Mối liên hệ giữa việc cho con bú và uống đủ nước

Trong 6 tháng đầu, bé sẽ nhận được tất cả chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Điều này có nghĩa là sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu mà bé cần để tăng trưởng và phát triển. Sữa mẹ chứa khoảng 90% nước. Khi cho con bú, cơ thể bạn sẽ mất một lượng nước đáng kể để sản xuất sữa mẹ. Do đó, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Nhiều người cho rằng uống nhiều nước sẽ làm loãng sữa mẹ. Tuy nhiên, đây là lời đồn thổi thiếu căn cứ. Theo các chuyên gia, việc uống nhiều nước sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Uống bao nhiêu nước là đủ khi đang cho con bú?

Để trả lời câu hỏi này, bạn nên chú ý đến các tín hiệu của cơ thể. Nhu cầu cơ thể có thể thay đổi từ người này sang người khác tùy thuộc vào thời tiết, mức độ hoạt động, tuổi tác… Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát, hãy uống nước ngay. Bạn có thể để sẵn một bình nước bên người và uống mỗi khi bạn cho bé bú xong. Trung bình, một em bé bú sữa mẹ khoảng 8 – 12 lần trong một ngày. Vì vậy, bạn cần uống tối thiểu 8 ly nước trong một ngày. Điều này sẽ giúp bổ sung lượng nước mà bạn bị mất khi cho con bú.

Bạn có thể quan sát màu sắc nước tiểu để biết mình có đang uống đủ nước hay không. Nước tiểu có màu vàng nhạt cho thấy bạn đang uống đủ nước còn nước tiểu màu vàng đậm hơn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất nước nhẹ.

Điều quan trọng là bạn phải cân bằng giữa lượng nước bị mất và lượng nước uống vào. Nếu bạn bổ sung vượt quá lượng nước bị mất đi, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc sản xuất sữa.

Bí quyết giúp cơ thể tránh bị mất nước khi cho con bú

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tránh mất nước khi cho con bú:

  • Hạn chế uống các loại thức uống giải khát như soda, caffeine, trà, rượu khi đang cho con bú.
  • Nên kiểm tra lượng đường của những thức uống mà bạn uống. Đường có thể cản trở sự hấp thụ nước của cơ thể. Vì vậy, tránh các loại nước ép trái cây ngọt.
  • Đặt mục tiêu cho việc uống nước của bạn. Đổ lượng nước bạn cần phải uống ra một cái chai và đặt mục tiêu uống hết nó vào cuối ngày.
  • Nếu bạn thích uống nước lạnh, hãy cho nước vào bình thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mang theo một chai nước bên người bất cứ khi nào để bạn luôn có sẵn nước mỗi khi cần.
  • Thêm các loại thực phẩm có chứa hàm lượng nước cao vào chế độ ăn như rau, trái cây, súp…
  • Có một số ứng dụng giúp nhắc nhở việc uống nước. Bạn có thể thử dùng những ứng dụng này.

Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Tuy nhiên, khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan hệ tình dục cũng lây bệnh ghẻ ngứa

(83)
Bạn có biết ghẻ ngứa cũng có thể lây lan khi “yêu”? Hãy tìm hiểu triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa và cách đối phó với ghẻ ngứa thông qua bài viết ... [xem thêm]

Làm sao để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ?

(25)
Có tới 9 trong số 100 phụ nữ mang thai gặp phải một tình trạng gọi là tiểu đường thai kỳ (GDM). Nó có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề trong thai ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM

(29)
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (nhiều người thường gọi là Bệnh viện Nhiệt Đới) là một trong những bệnh viện uy tín ở khu vực phía Nam, được nhiều ... [xem thêm]

Tìm hiểu sự khác nhau giữa chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer

(65)
Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer không giống nhau. Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các triệu chứng ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Bia rượu: Kẻ cướp đi nhan sắc và sức khỏe của phái đẹp

(66)
Rượu bia là một loại đồ uống có thể “thổi bay” tuổi xuân của phụ nữ, khiến làn da trở nên nhăn nheo, xỉn màu và kém sức sống.Với phái đẹp, nhan ... [xem thêm]

Bạn có biết mối liên hệ giữa COPD và dị ứng?

(32)
Hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là hai bệnh lý hô hấp có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Đôi khi, ... [xem thêm]

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

(44)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

Cách điều trị kinh nguyệt không đều do bị stress

(94)
Chu kỳ kinh nguyệt có thể bất thường khi bạn bị stress vì áp lực cuộc sống hàng ngày. Vậy bạn đã biết đến cách chữa kinh nguyệt không đều do bị stress? ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN