Làm quen với thay đổi cơ thể sau phẫu thuật ung thư vú

(4.33) - 85 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tái tạo vú là gì?

Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một túi ngực hay dụng cụ làm giãn mô, hoặc chính mô của cơ thể để tái tạo lại hình dạng của vú.

Phẫu thuật tái tạo vú được thực hiện sau khi đoạn nhũ, trải qua nhiều bước phẫu thuật tạo hình nhằm khôi phục lại hình dạng, màu sắc và kích cỡ bình thường của vú.

Khi nào bạn nên thực hiện?

Việc tái tạo vú cho mục đích thẩm mỹ của bản thân, không phải để thực hiện mong muốn của người khác hoặc cố gắng để chạy theo các hình mẫu lý tưởng.

Việc tái tạo vú là một lựa chọn tốt cho bạn nếu:

  • Bạn có thể chấp nhận được chẩn đoán và điều trị của bạn
  • Bạn không có bệnh lý khác ảnh hưởng đến việc lành vết thương
  • Bạn có cái nhìn tích cực và mục tiêu thực tế cho việc khôi phục hình ảnh vú và cơ thể của bạn.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện tái tạo vú?

Việc lựa chọn có phẫu thuật tái tạo tuyến vú hay không là một quyết định không hề dễ dàng và mỗi người sẽ có một quyết định khác nhau.

Bạn có thể không cần phải thực hiện phẫu thuật này và chỉ cần mặc các loại áo lót nâng ngực để có hình dạng ngực như bình thường

Nếu bạn chọn phẫu thuật tái tạo vú, thì tin vui cho bạn là những phương pháp phẫu thuật tạo hình ngày nay đã tiến bộ rất nhiều so với trước. Bạn có thể tạo lại bộ ngực bằng cách đặt túi ngực, hoặc là dùng chính mô, cơ, da từ vùng khác trên cơ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Một số tác dụng phụ xảy ra trong vài tháng đầu tiên sau phẫu thuật bao gồm:

  • Cảm giác châm chích ở ngực.
  • Tê nách và cánh tay: Phẫu thuật có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến triệu chứng tê. Điều này có thể cải thiện nhưng không mất đi hoàn toàn. Các bài tập vai có thể hữu ích trong trường hợp này.
  • Tình trạng tụ dịch: Dịch có thể tích tụ trong hoặc xung quanh các vết sẹo và kéo dài nhiều tuần sau khi phẫu thuật. Bác sĩ cần đặt dẫn lưu dịch trước khi may vết mổ.
  • Cứng vai: Các bài tập có thể giúp ngăn ngừa hoặc xử lý triệu chứng này. Bác sĩ trị liệu sinh lý hoặc trị liệu nghề nghiệp có thể giúp đỡ bạn.
  • Phù bạch mạch: Sưng cánh tay, nếu các hạch bạch huyết ở nách đã được nạo bỏ.
  • Đau vú.
  • Những thay đổi khả năng thăng bằng do thiếu trọng lượng của một bên vú.
  • Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu: Hãy nói chuyện với bác sĩ về cách làm thế nào bạn có thể quản lý các triệu chứng nếu chúng xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện tái tạo vú?

Bạn sẽ được gây mê khi tiến hành phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật tái tạo vú, bạn có thể được yêu cầu:

  • Xét nghiệm hoặc khám sức khỏe
  • Dùng một số thuốc nhất định hoặc điều chỉnh thuốc hiện tại của bạn
  • Ngừng hút thuốc trước phẫu thuật
  • Tránh dùng aspirin, thuốc kháng viêm và các thuốc bổ sung nguồn gốc thảo dược vì chúng có thể làm tăng chảy máu.

Quy trình thực hiện tái tạo vú như thế nào?

Phẫu thuật này có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật đoạn nhũ (gọi là tái tạo tức thì) hoặc có thể được tiến hành sau khi thực hiện các phương thức điều trị khác như hóa và xạ trị (gọi là tái tạo trì hoãn).

Có nhiều cách để tạo hình lại ngực của bạn, có 2 cách thường được dùng. Cách thứ nhất là bác sĩ sẽ dùng một túi silicon hoặc là một túi dung dịch nước muối đặt vào ngực. Cách thứ hai là bác sĩ sẽ lấy da, mô mỡ và cơ từ những bộ phận khác của cơ thể bạn để đem lên ngực tạo thành mô vú. Thường là sẽ lấy ở phần bụng dưới, lưng hoặc mông.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện?

Bạn sẽ cảm thấy đau ở vú trong vài ngày sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc giảm đau. Bạn nên cố gắng vận động sớm và nhẹ nhàng phần cánh tay của mình theo bài tập được nhân viên y tế hướng dẫn. Không nên vận động quá mạnh như là kéo người đứng dậy hay khiêng vật nặng. Một ngày sau phẫu thuật, bạn bắt đầu có thể ngồi được trên giường, ngày thứ hai sau phẫu thuật bạn có thể tự đi lại được.

Thời gian nằm ở bệnh viện phụ thuộc vào mức độ lớn của phẫu thuật, thường là từ 1 đến 5 ngày.

Sau khi về nhà, ngực bạn sẽ còn sưng và đau trong khoảng 2-3 tuần. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để bôi vào vết mổ và thay băng vết mổ tại nhà. Bác sĩ sẽ dặn bạn cụ thể cách tắm rửa để không làm ảnh hưởng đến vết mổ.

Đa số trường hợp bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau 6-8 tuần. Vài tuần sau đó, bạn có thể thực hiện các hoạt động nặng.

Sẹo ở vết mổ sẽ từ từ nhạt dần. Hình dạng ngực của bạn sẽ dần dần được cải thiện trong vòng nhiều tháng.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại tái khám thường xuyên.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tìm hiểu tác dụng của la hán quả để không bỏ lỡ

(56)
Với những tác dụng của la hán quả, bạn vẫn có thể tận hưởng những món ngọt mà không quá lo lắng về đường huyết hay cân nặng. Loại quả này cũng có ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu rách cơ

(30)
Rách cơ là một chấn thương thể thao khá phổ biến với 3 mức độ nguy hiểm khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ có các phương pháp ... [xem thêm]

Giới thiệu chung về bảo hiểm phi nhân thọ

(98)
Mọi người thường tin rằng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là một. Tuy nhiên, đây là 2 loại bảo hiểm riêng biệt với chức năng và mục đích ... [xem thêm]

10 câu hỏi nên hỏi về xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

(85)
Khi hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công vào tế bào tiểu cầu khỏe mạnh sẽ gây ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (hay xuất huyết giảm tiểu ... [xem thêm]

Những tác dụng của quả đậu bắp với mẹ bầu mà bạn nên biết

(70)
Đậu bắp là một loại rau ăn quả được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “nhỏ mà có võ”. Các tác dụng của quả đậu bắp sẽ mang lại khá nhiều ... [xem thêm]

Bật mí 7 loại thực phẩm giúp bạn đánh bay mệt mỏi

(89)
Khả năng hoạt động của cơ thể phụ thuộc vào những gì bạn hấp thụ, vì vậy hãy đem đến cho bản thân một ngày tràn đầy năng lượng bằng những thực ... [xem thêm]

Nhận biết con có bình thường không sau khi chào đời

(92)
Lần đầu làm bố mẹ, chắc hẳn bạn hồi hộp và mong chờ gặp bé cưng của mình. Khi ôm bé trong lòng, bạn sẽ nhận ra con có bình thường không qua một số ... [xem thêm]

Đề phòng bệnh lyme ở trẻ để tránh biến chứng nguy hiểm

(74)
Con bạn thường chơi ở khu vực nhiều bụi rậm. Sau đó, con có các triệu chứng như cúm và nổi mẩn đỏ? Nếu có các triệu chứng này, con bạn có thể mắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN