Bệnh dại là bệnh phát sinh bởi loại virus lây lan qua vết cắn hoặc vết xước được gây ra bởi động vật. Khi các triệu chứng dại xuất hiện thì đã quá muộn để cứu bệnh nhân. Vì vậy, biết được thời gian ủ bệnh dại là vô cùng quan trọng. Nhờ đó, chúng ta có thể kịp thời tiêm phòng trước khi các triệu chứng xuất hiện và dẫn đến tử vong.
Thời gian ủ bệnh dại
Ở người, thời gian ủ bệnh dại (thời gian giữa lần tiếp xúc ban đầu với virus và khởi phát bệnh) thường dao động từ 2-8 tuần. Trong những trường hợp hiếm hoi, nó có thể thay đổi từ 10 ngày đến 2 năm. Đây là thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Thời gian ủ bệnh ngắn hơn đối với trẻ em và ở những người tiếp xúc với một lượng lớn virus dại. Tải lượng virus phụ thuộc vào kích thước, mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết cắn hoặc vết xước của động vật. Khi bị cắn càng gần não, các triệu chứng bệnh dại càng có khả năng xuất hiện sớm.
Ở động vật, thời gian ủ bệnh dại phụ thuộc vào loài động vật. Đối với chó, nó thường nằm trong khoảng từ 14-60 ngày.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại là bệnh gì?
Các giai đoạn phát triển của bệnh dại
Giai đoạn tiền triệu (giai đoạn sớm)
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng giống như cúm, bao gồm:
- Sốt 38oC trở lên
- Đau đầu
- Lo lắng, bồn chồn
- Mệt mỏi
- Đau họng và ho
- Buồn nôn và ói mửa
- Khó chịu tại vị trí vết cắn
Những triệu chứng này kéo dài từ 2 đến 10 ngày và xấu đi theo thời gian.
Giai đoạn thần kinh cấp tính
Các triệu chứng về thần kinh trong giai đoạn này bao gồm:
- Nhầm lẫn và hung hăng
- Liệt, co giật cơ và cứng cơ cổ
- Thở gấp và khó thở
- Dị ứng hoặc tiết ra nhiều nước bọt, có thể sùi bọt mép
- Sợ nước hoặc kỵ nước, khó nuốt
- Ảo giác, mất ngủ
- Cương cứng vĩnh viễn ở nam giới
- Sợ ánh sáng
Đến cuối giai đoạn này, hơi thở trở nên nhanh và không nhất quán.
Hôn mê và tử vong
Nếu người bệnh rơi vào hôn mê, cái chết sẽ xảy ra trong vòng vài giờ, lâu hơn nếu họ được gắn máy thở. Hiếm khi người bệnh có thể phục hồi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn này.
Tại sao bệnh dại khiến người bệnh sợ nước?
Bệnh dại ở người thường được gọi là “chứng kỵ nước” vì nó gây ra nỗi sợ nước cho bệnh nhân.
Khi nhiễm bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy co thắt dữ dội trong cổ họng khi cố gắng nuốt. Ngay cả ý nghĩ nuốt nước cũng có thể gây co thắt và khó chịu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ nước ở người bệnh. Nếu vật nhiễm có thể nuốt nước bọt dễ dàng, thì sẽ làm giảm nguy cơ lây lan virus sang vật chủ mới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh dại
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lây nhiễm bệnh dại là:
- Loại hình tiếp xúc
- Mức độ nghiêm trọng của vết cắn
- Số lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể
- Loại động vật cắn
- Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân
- Vùng bị cắn
- Vết thương ở đầu và cổ cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách virus xâm nhập và mô thần kinh ngắn hơn.
Thời gian ủ bệnh dại thường kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi chết dao động từ 1 đến 7 ngày
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân
Để tìm hiểu thông tin về vaccine phòng bệnh dại, bạn có thể đọc bài Liều tiêm và phác đồ điều trị cho người bị bệnh dại