Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

(4.36) - 49 đánh giá

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ và là một bệnh thường gặp trong thời gian mang thai. Nếu mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai thì cần phải điều trị như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bà mẹ đang băn khoăn. Vậy hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này nhé.

Nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ là khoảng 20%. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh này sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu để lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và thậm chí là tử vong. Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây nhiễm trùng. Thông thường, vi khuẩn sẽ được bài trừ thông qua việc đi tiểu nhưng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng nếu:

  • Quan hệ tình dục
  • Mang thai
  • Tắc nghẽn niệu đạo
  • Vi khuẩn độc hại

Có một số phụ nữ khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ không có triệu chứng gì nhưng một số khác lại thường gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau lưng dưới
  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Nôn mửa
  • Cảm thấy bỏng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần.

Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu?

Bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẫu nước tiểu này sẽ được đem đi xét nghiệm để xem vi khuẩn có hiện diện quá nhiều trong nước tiểu hay không. Đây gọi là phương pháp phân tích nước tiểu.

Làm thế nào để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai?

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh an toàn để điều trị tình trạng này. Bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh này:

1. Nước ép nam việt quất: Một số bằng chứng cho thấy việc uống nước ép nam việt quất nguyên chất không thêm đường có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu vì loại quả này có đặc tính kháng khuẩn. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy phải uống bao nhiêu nước ép thì mới có thể ngăn ngừa bệnh. Bạn không nên uống loại nước ép này nếu đang dùng thuốc làm loãng máu vì có thể gây xuất huyết.
2. Uống nhiều nước giúp nước tiểu loãng hơn, dễ bài trừ vi khuẩn.
3. Tránh thức uống kích thích bàng quang như cà phê, rượu và nước giải khát vì nó có thể khiến bạn đi tiểu nhiều.
4. Lau vùng kín từ trước ra sau: Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau vùng kín từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn truyền sang âm đạo và niệu đạo gây viêm nhiễm.
5. Làm sạch bàng quang ngay sau khi quan hệ: Cố gắng loại bỏ vi khuẩn đi vào niệu đạo bằng cách uống một cốc nước đầy và đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục.
6. Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh gây kích ứng: Sử dụng một số sản phẩm vệ sinh như thuốc xịt, thuốc tẩy cho vùng kín có thể kích thích niệu đạo và gây nhiễm trùng.

Nếu được điều trị kịp thời, nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bạn càng phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

(80)
Viêm tai giữa ở trẻ em là chứng bệnh phổ biến nhưng rất khó để nhận ra. Do đó, bạn nên biết được các dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa để có thể ... [xem thêm]

Những ai sẽ chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị tiểu đường?

(46)
Bạn lo lắng, hoang mang khi nhận kết quả con bị bệnh đái tháo đường týp 1. Việc trẻ mắc bệnh tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố ... [xem thêm]

Lưu ý khi chọn mua thực phẩm chức năng

(37)
Từ lâu, bạn đã nghe nói đến thực phẩm chức năng – loại thực phẩm không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản mà còn có khả năng phòng ngừa bệnh tật. ... [xem thêm]

Tinh dầu ngải cứu: Nhiều công dụng mà rất dễ làm

(58)
Tinh dầu ngải cứu có những tác dụng khá thú vị, chẳng hạn như làm giảm đau bụng kinh, thư giãn tinh thần, ngăn ngừa cơn động kinh.Ngải cứu là một loại ... [xem thêm]

Trẻ chậm nói phải làm sao? Câu hỏi đã có lời giải đáp

(33)
Trẻ chậm nói phải làm sao? Đây là câu hỏi chung của hàng nghìn cha mẹ có con bị chậm nói. Nhiều phụ huynh thì nghĩ rằng trẻ chậm nói không có gì đáng ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tháng tuổi

(23)
Sau khi con chào đời, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tháng tuổi là vấn đề mà các mẹ quan tâm nhất. Trong giai đoạn này, các mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu và ... [xem thêm]

10 bài tập thể dục trên giường bạn có thể thực hiện mỗi sáng

(23)
Bạn muốn tập thể dục nhưng mỗi sáng chẳng thể chiến thắng cảm giác lười biếng và cơn buồn ngủ? Hãy tập thể dục trên giường!Tập luyện thể thao ... [xem thêm]

Mẹ bầu ăn hàu có an toàn khi mang thai?

(56)
Một số thực phẩm bình thường an toàn lại trở nên có hại trong thời gian thai kỳ. Rất nhiều phụ nữ mang thai có thể lo lắng về việc bổ sung một số ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN