5 lí do khiến bạn nổi mụn trứng cá dù đã ở tuổi trưởng thành

(4.08) - 76 đánh giá

Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng có thể bị nổi mụn. Vậy nguyên nhân là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé!

Mụn trứng cá có thể xuất hiện sớm hơn ở trẻ khoảng từ 7 tuổi. Ở nhiều trẻ trước độ tuổi thiếu niên, mụn trứng cá có thể là dấu hiệu dậy thì đầu tiên (phát triển giới tính). Chẳng hạn, mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện trước giai đoạn phát triển ngực, mọc lông ở vùng mu và vùng dưới cánh tay cũng như việc có kinh nguyệt lần đầu ở các bé gái. Trong khi đó, ở các bé trai, mụn trứng cá có thể xuất hiện trước giai đoạn phát triển tinh hoàn và dương vật, mọc lông ở vùng mu và vùng dưới cánh tay hay hiện tượng vỡ giọng.

Nhiều trường hợp, mụn trứng cá còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ ở độ tuổi rất nhỏ. Khi điều này xảy ra,bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để đánh giá tình trạng của bé vì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác nữa.

Mụn trứng cá ở giai đoạn trước tuổi dậy thì có khác với mụn ở tuổi dậy thì?

Mụn trứng cá là một vấn đề ít nghiêm trọng hơn đối với những trẻ trước tuổi dậy thì. Trẻ trong độ tuổi này thường bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng (mụn không viêm), đôi lúc sẽ có mụn viêm đỏ, và thường tập trung ở vùng tiết bã nhờn nhiều như trán, dọc cánh mũi và trên cằm hay còn gọi là vùng chữ T của khuôn mặt. Ngoài ra, mụn cũng có thể có ở tai. Mụn không viêm thường là những nốt nhỏ và không bị viêm đỏ.

Tuy nhiên, một vài trẻ bị mụn tấn công nghiêm trọng dù chưa bước qua độ tuổi dậy thì. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sẽ bị mụn nặng hơn về sau nên sự rất cần sự can thiệp điều trị sớm.

Những biện pháp điều trị mụn trứng cá có an toàn cho trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì?

Đa phần các biện pháp điều trị mụn trứng cá không được tán thành cho những bệnh nhi dưới 12 tuổi (tuy nhiên có một vài sản phẩm trị mụn đã được chấp thuận cho trẻ từ 9 tuổi trở lên). Tuy vậy, phần lớn các biện pháp điều trị mụn trứng cá đã được kiểm chứng và thử nghiệm đầy đủ trên những trẻ ở tuổi dậy thì và thanh niên và được chứng minh là an toàn và có hiệu quả. Các biện pháp tương tự cũng đã được áp dụng an toàn và hiệu quả cho những trẻ chưa tới giai đoạn dậy thì trong nhiều năm.

Có nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Có nhiều vấn đề về da khác có thể trông giống như mụn trứng cá. Nếu có thắc mắc gì về chẩn đoán này, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu.

Bác sĩ nên đánh giá tình trạng mụn của bất kì trẻ nào trong độ tuổi từ 1 đến 7 vì mụn trứng cá ở nhóm tuổi này thường không bình thường và có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn. Nếu trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì (7 tới 11 tuổi) hoặc đã dậy thì (12 tới 18 tuổi) bị mụn nhẹ và không gây ảnh hưởng nhiều thì có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc da phù hợp và đều đặn.

Tuy vậy, nhiều người lại cần các loại thuốc trị mụn chuyên biệt để giúp đánh tan những nốt mụn đáng ghét. Bác sĩ sẽ thông báo nếu trẻ nằm trong số đó. Nếu thuộc nhóm này, trẻ có thể được khuyến nghị sử dụng những loại thuốc bôi hoặc thuốc uống được kê đơn hay không kê đơn của bác sĩ. Nếu sử dụng hợp lý, những loại thuốc này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Một vài yếu tố đặc biệt có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn biện pháp điều trị mụn:

  • Mức độ nặng nhẹ: Số lượng, loại mụn (mụn viêm hay không viêm) và mức độ viêm (nhẹ, vừa hoặc nặng);
  • Sẹo: Sẹo thường gặp khi tình trạng mụn nghiêm trọng nhưng cũng có thể xảy ra ở những trẻ chị bị mụn ở mức độ nhẹ;
  • Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ trải qua những diễn biến tâm lý phức tạp do mụn hoặc chịu những lời châm chọc ác ý từ những đứa trẻ khác;
  • Chi phí thuốc trị mụn;
  • Loại da của bệnh nhi (da nhờn, da khô hay da hỗn hợp);
  • Những tác dụng phụ tiềm ẩn;
  • Sự dễ dàng hay phức tạp chung của quá trình hay loại thuốc điều trị.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 biện pháp tránh thai phổ biến

(22)
Mục đích chính của việc sử dụng các biện pháp tránh thai là ngăn ngừa thụ thai sau khi quan hệ tình dục. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sử dụng các ... [xem thêm]

Nên nói gì với con khi cha mẹ bị nhiễm HIV

(59)
Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn ... [xem thêm]

Bố có thể giúp gì trong giai đoạn mẹ cho con bú?

(79)
Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn trang điểm đẹp mà không hại da

(95)
Người ta thường nói: “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Có thể hiểu trang điểm chính là một công cụ hữu ích ... [xem thêm]

Hiệu ứng Zeigarnik: Động lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn?

(90)
Hiệu ứng Zeigarnik có thể khiến bạn liên tục lo lắng về những công việc dang dở nhưng cũng là một động lực giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Thật ra, ... [xem thêm]

Dấu hiệu ham muốn của con trai khi ở bên người yêu

(49)
Dấu hiệu ham muốn của con trai khi ở bên người yêu được thể hiện rõ ràng với những biểu hiện như ôm hôn hay sờ soạng cơ thể bạn. Nếu nhận thấy tình ... [xem thêm]

9 mẹo hay giúp phòng tránh các vấn đề về khớp gối

(38)
Đầu gối là cơ quan rất dễ bị ảnh hưởng trong quá trình vận động. Cơn đau đầu gối còn tiết lộ cho bạn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức ... [xem thêm]

5 vitamin cần thiết để gan khỏe mạnh

(68)
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN